3 bước để bắt đầu kế hoạch xây dựng thương hiệu

Kế hoạch xây dựng thương hiệu là điều vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại của một dự định kinh doanh mới. Với thực tế thị trường hiện nay, khi cạnh tranh luôn tồn tại dữ dội, nếu không có sự chuẩn bị trước bạn chẳng khác gì tham gia một trận chiến mà mình không có cơ hội chiến thắng.

Bằng 3 bước cơ bản, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn một kế hoạch rõ ràng, từ đây có thể vận dụng để phát triển thương hiệu hơn nữa tùy theo khả năng của từng chủ cơ sở kinh doanh.

3 bước để bắt đầu kế hoạch xây dựng thương hiệu
3 bước để bắt đầu kế hoạch xây dựng thương hiệu

 

— BƯỚC 1 – CHIẾN LƯỢC NỀN TẢNG ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU —

Định vị thương hiệu được xây dựng dựa trên các điểm khác biệt kết hợp với đối tượng là khách hàng mục tiêu.

Nền tảng phải được nhấn mạnh vào giá trị mà khách hàng quan tâm nhất và chưa có thương hiệu nào sử dụng hoặc chưa được sử dụng phổ biến.

Thiết kế thương hiệu phải độc đáo, sáng tạo, có liên kết trực tiếp tới sản phẩm được cung cấp, điều mà các đối thủ hiện tại khó bắt chước.

Thương hiệu phải đem lại ấn tượng thoải mái tiếp nhận từ khách hàng, sự thoải mái sẽ phát triển thành tự tin truyền bá thương hiệu tới những người khác.

Tầm nhìn thương hiệu, thông điệp truyền thông của thương hiệu, đạt được sự mở rộng có lường trước của chủ sở hữu thương hiệu trên những phạm vi phù hợp mà thương hiệu có thể bao phủ. Ví dụ: Thương hiệu thegioididong (khẳng định ngay tầm nhìn trên toàn bộ thiết bị điện thoại và tất cả các phụ kiện liên quan), Thương hiệu Sun world (khẳng định ngay được các lĩnh vực giải trí, du lịch mà công ty quan tâm).

 

— BƯỚC 2 – MỤC TIÊU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU —

Mục tiêu khách hàng nhắm tới, phân khúc khách hàng có lợi thế khi cạnh tranh là một trong những cơ sở để có thể phát triển tốt thương hiệu.

Tham khảo: Thị trường thế giới với dân số hơn 100 triệu dân, có tới 65% là phân khúc thấp thường xuyên có xu hướng lựa chọn những sản phẩm giá thành rẻ. 25% là phân khúc trung bình, có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có giá thành bình thường. Chỉ có 10% là phân khúc cao, thường xuyên lựa chọn những sản phẩm có giá thành đắt đỏ.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, tỉ lệ của phân khúc khách hàng có thể thay đổi và tráo đổi cho nhau tùy thuộc vào cách đưa ra định hướng hình ảnh sản phẩm thương hiệu. Để lựa chọn một cách xây dựng thương hiệu tập trung vào phân khúc khách hàng tiềm năng nhưng cũng phù hợp với các phân khúc khác là điều vô cùng khó khăn, đòi hỏi người kinh doanh phải có năng lực và một hướng đi rõ ràng.

Mục tiêu kế hoạch xây dựng thương hiệu được thiết lập dựa trên đối tượng phục vụ của thương hiệu, không nằm ngoài những phạm vi sau:

  • Tăng nhận biết và thay đổi tư duy thương hiệu

Gồm có:    + Khách hàng mua sắm truyền thống;

+ Khách hàng mua sắm bằng hình thức, công nghệ mới;

+ Khách hàng tiêu dùng thường xuyên;

+ Khách hàng tiêu dùng không thường xuyên;

  • Xây dựng hệ thống nội bộ lành mạnh và hiểu rõ thương hiệu

+ Khối Kinh doanh, Văn phòng, Sản xuất;

+ Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện, năng động, chuyên nghiệp, tự hào với năng lực doanh nghiệp, xây dựng nếp sống cân bằng, chung hòa giữa đời sống cá nhân và công việc;

+ Hiểu rõ được năng lực cạnh tranh của thương hiệu, điểm mạnh, điểm yếu, điểm khác biệt của sản phẩm;

  • Truyền tải được tinh thần thương hiệu và công ty tới đối tác

+ Tăng mức độ phân biệt với các đại lý, mối hàng tiềm năng;

+ Xây dựng hình ảnh thương hiệu, đầu tư chuyên nghiệp, có lợi nhuận và tầm nhìn xa;

+ Cải thiện các nhận thức của đối tác cũ về các dòng sản phẩm, các chế độ hấp dẫn, chương trình quảng cáo, khuyến mại, tương tác trực tiếp với khách hàng;

 

— BƯỚC 3 – KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, MARKETING XÂY DỰNG VỊ TRÍ THƯƠNG HIỆU —

Xác định đối thủ cạnh tranh

+ Phân khúc khách hàng;

+ Mức giá sản phẩm, dịch vụ;

+ Thông điệp truyền thông của thương hiệu;

Xác định đối thủ tiềm năng

+ Phân khúc khách hàng;

+ Mức giá, ưu thế, nhược điểm;

+ Thông điệp, vị trí của thương hiệu đang có;

Định vị các thương hiệu tại Việt Nam hoặc thị trường dự kiến

+ Lập bảng xếp hạng từ thấp tới cao của các thương hiệu;

+ Bảng so sánh giá cả, chất lượng tương quan của các sản phẩm cùng phân khúc;

+ Phát triển thương hiệu dựa trên biểu đồ;

Nguồn lực bản thân

+ Thế mạnh tài chính, con người, kinh nghiệm, công nghệ kỹ thuật,…;

Lập sơ đồ Giai đoạn phát triển Thương hiệu

Bạn là ai -> Bạn có gì -> Khách hàng thấy bạn ra sao -> Mối quan hệ của bạn và khách hàng là gì;

Hiểu được các Tác dụng cần hướng tới

Nhận biết thương hiệu sâu và rộng -> Thể hiện điểm khác biệt, tính ưu việt của thương hiệu ->  Phản ứng tích cực, có hành động phản hồi rõ ràng (mua hàng, tìm hàng, chú ý tới hàng hóa) -> Khách hàng trung thành với thương hiệu một cách chủ động, giới thiệu mua hàng;

Kế hoạch xây dựng Thương hiệu

Giai đoạn 1: Nền tảng (Đồng bộ bộ nhận diện thương hiệu)

+ Ra mắt sản phẩm;

+ Định hướng sản phẩm;

+ Giá thành sản phẩm;

+ Bao bì, đóng gói;

+ Điểm bán, phân phối;

+ Không gian mua sắm;

+ Khối nhân viên, xây dựng tác phong, tôn chỉ, giao tiếp, diện mạo;

Giai đoạn 2: Cảm tính-Lý tính (Truyền thông điệp khác biệt thông qua cảm xúc)

+ Truyền thông truyền thống;

+ Truyền thông online;

+ Truyền thông sự kiện;

+ Truyền thông qua người nổi tiếng;

Giai đoạn 3: Đánh giá -> Cộng hưởng (Nhắc nhở về thương hiệu)

+ Nâng cao hiệu quả giao tiếp nội bộ, làm rõ các giá trị văn hóa, giá trị truyền tải;

+ Tổ chức đào tạo về sản phẩm, thương hiệu;

+ Tạo dựng các mối quan hệ, xây dựng các kênh truyền thông ảnh hưởng;

+ Xây dựng niềm tin, đẩy mạnh đánh giá;

Hy vọng với bài viết trên đây, các bạn đã có một kế hoạch cho riêng thương hiệu của mình. Nếu còn có câu hỏi hay vướng mắc nào, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ qua tổng đài trực tuyến 1900.0191.

1900.0191