Bình luận về hoạt động rửa tiền

Bình luận về hoạt động rửa tiền


Bình luận về hoạt động rửa tiền
Bình luận về hoạt động rửa tiền

Hoạt động rửa tiền, bề ngoài có vẻ như vô hại nhưng kì thực là loại hoạt động có tổ chức và vô cùng nguy hiểm. Tội phạm rửa tiền không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của con người, tội phạm rửa tiền không mang lại những cảnh tượng hãi hùng như tội phạm diệt chủng hay tội phạm chiến tranh, rửa tiền không mấy liên quan đến đời sống của mỗi người dân nhưng hoạt động rửa tiền hàng ngày đã và đang ảnh hưởng đến từng chủ thể trong nền kinh tế và trở nên mối lo ngại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Rửa tiền có thể tàn phá thành quả kinh tế của một quốc gia. Bằng những thủ đoạn tinh vi, các băng đảng tội phạm tìm cách hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm của mình – những đồng tiền bất chính một “nguồn gốc sạch sẽ”. Những hoạt động này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng.

Rửa tiền không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nền kinh tế mà còn   làm lũng đoạn thị truờng tiền tệ, làm mất cân đối nền tài chính quốc gia và có những ảnh hưởng tác động nghiêm trọng đến an ninh từng quốc gia. Hành vi rửa tiền được xem là một tội phạm “không biên giới”.

Lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bê bối tài chính Watergate nổi tiếng nước Mỹ nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ “rửa tiền” mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong những thập kỉ gần đây bởi tính phổ biến và ảnh hưởng của chúng.

Như vậy hiểu một cách khái quát thì rửa tiền là toàn bộ các hoạt động được tiến hành một cách cố ý nhằm hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm.Và nói đến rửa tiền là đề cập đến tiền không sạch, đến “tiền bẩn”, vậy tiền bẩn có nguồn gốc từ đâu?

– Từ buôn lậu ma túy, vũ khí, mại dâm và các loại hàng hoá bị cấm mua bán như rượu, thuốc lá,.v.v.

– Từ tiền tham nhũng, nhận hối lộ của các nhà lãnh đạo quốc gia, các quan chức địa phương;

– Tiền có do tham nhũng, nhận hối lộ, tham ô của các viên chức nhà nước hoặc do lợi dụng chức vụ, địa vi trong bộ máy nhà nước mà có như lợi dụng việc biết trước các thông tin về chủ trương, chính sách, qui hoạch … để trục lợi;

– Tiền có được do mua bán nội gián trên thị trường chứng khoán, mua bán lòng vòng;

– Tiền của các tổ chức tội phạm có được do làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc;

– Tiền có được do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ – con hoặc tiền có được do trốn thuế…

Nói chung nguồn gốc của tiền bẩn rất đa dạng, tuy nhiên chúng cùng có chung một đặc điểm là các hoạt động phạm pháp: buôn lậu, tham ô, lừa đảo… Theo IMF số lượng tiền được rửa một cách phi pháp của các tổ chức tội phạm ngầm trên thế giới chiếm khoảng 2%-5% giá trị tài sản toàn cầu, tương đương với 500 tới 1500 tỷ USD.

Về nguyên nhân thứ nhất làm phát sinh tội phạm rửa tiền là xuất phát từ mong muốn chủ quan của tội phạm, do ý thức pháp luật kém dù nhận thức được đó là tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc nhận biết rõ tiền, tài sản do chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có nhưng vẫn mong muốn hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó. Để từ đấy, tránh khỏi việc bị các cơ quan có thẩm quyền truy hỏi về nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động khác.

Nguyên nhân chủ quan thứ hai làm phát sinh tội phạm rửa tiền là do trình độ nhận thức của loại tội phạm này khá cao, chúng thường lợi dụng việc các quốc gia đang vật lộn với khủng hoảng tài chính, sau đó thâm nhập vào lĩnh vực tài chính bằng cách cung cấp những khoản vay với nhiều điều kiện “ưu đãi” hơn so với các nhà băng tới tay người sử dụng vốn. Từ đó từng bước trở thành ngân hàng số một cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ khủng hoảng, như vậy nghiễm nhiên các hoạt động rửa tiền này trở thành hợp pháp ngày càng trở nên nhộn nhịp. Mặt khác, lợi dụng khối tiền khổng lồ đã được hợp thức hóa, chúng còn đi sâu hơn vào các bộ máy quản lý của quốc gia, thậm chí nhiều quan chức, chính trị gia đã từng tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động rửa tiền và đây được coi là một dấu hiệu tham nhũng.

Ví dụ các băng nhóm tội phạm mafia có tổ chức lớn và tinh vi như Sicilian Cosa Nostra, the Naples Camorra hay Calabrian có một vị thế vững chãi trong kinh tế Italy và tạo ra lợi nhuận hàng năm tương đương khoảng 7% GDP của quốc gia này. Cũng chính nhờ vai trò này, chúng đã có phần nào chi phối được bộ máy quản lý của Italy, và càng có cơ hội hơn để tiến hành các hoạt động phạm pháp sau này.

Rửa tiền vừa là công cụ vừa là động lực của các tổ chức tội phạm. Khi tiền bẩn được đem rửa thì có nghĩa là trước đó đã xảy ra các hoạt động phạm pháp. Tiền có rửa được thì các băng nhóm tội phạm mới tồn tại được và càng lao vào phạm tội để kiếm tiền bất hợp pháp. Rửa tiền là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lại những tài khoản kếch xù cho những thế giới ngầm không mấy người biết đến.


 

1900.0191