Các quy định khi kinh doanh quần áo

Khi kinh doanh quần áo người kinh doanh cần chú ý các giấy tờ theo quy định của pháp luật tùy theo loại hình kinh doanh tương ứng để tránh các trường hợp bị xử phạt không đáng có. Các mức vi phạm này được quy định khá cụ thể và chặt chẽ, do vậy chủ thể thực hiện việc kinh doanh cần hiểu rõ để tránh vi phạm.


1.Cở sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 39/2007/NĐ-CP Nghị định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng kí doanh nghiệp.
  • Căn cư theo Nghị định số: 124/2015/NĐ-CP Sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

  1. Các giấy tờ cần có khi thực hiện kinh doanh quần áo.

Trước tiên,pháp luật liệt kê các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP:

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; “Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;”

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Như vậy, bất kỳ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nào trong trường hợp mở địa điểm kinh doanh quần áo với mục đích, lâu dài, ổn định với quy mô được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật thì phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó phải có:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh:

Đối với hoạt động kinh doanh quần áo có quy mô nhỏ thì chỉ cần đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thì thủ tục và các chi phí trong quá trình hoạt động sẽ đơn giản hơn.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật doanh nghiệp 2014, quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

“1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.”

Căn cứ theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân của chủ thể thực hiện việc kinh doanh quần áo.
  • Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Bước 2: Chủ thể kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc Sở kế hoạch đầu tư nơi có địa điểm kinh doanh quần áo.

Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

 

  1. Trường hợp kinh doanh quần áo xuất, nhập khẩu.

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 về quyền của doanh nghiệp đó là: “5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.”

Trường hợp cụ thể  kinh doanh xuất nhập khẩu quần áo, thì kinh doanh xuất nhập khẩu quần áo không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký doanh nghiệp bạn không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu và nó cũng không thuộc một mã ngành nghề cụ thể nào phải đăng ký.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; Doanh nghiệp phải có đủ điều kiện mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,

 

  1. Một số lưu ý

Pháp luật đặt ra các trường hợp đối với các chủ thể khi kinh doanh thì các chủ thể đó phải tuân theo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì sẽ bị xử phạt tương ứng với mức vi phạm của các chủ thể kinh doanh đó.

Căn cứ theo các Khoản 7 Điều 1 Nghị định số: 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013

Khoản 7 Điều 1 sửa đổi Điều 6: Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng.

– Hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định: Phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng.

– Hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định: Phạt từ 3 triệu – 5 triệu đồng.

– Hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Phạt từ 5 triệu – 10 triệu.

– Hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt.

1900.0191