Chỉ thị và Hướng dẫn giống khác nhau thế nào

So sánh chỉ thị và hướng dẫn

Chỉ thị và hướng dẫn giống khác nhau thế nào? Văn bản Chỉ thị và Văn bản Hướng dẫn là hai loại văn bản tương đối giống nhau thường xuyên được các cơ quan, cá nhân, tổ chức ban hành nhằm phục vụ các hoạt động của mình.

Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra các quan điểm nhằm so sánh, phân biệt chúng như sau:

Khái niệm

  • Chỉ thị

Chỉ thị là văn bản mang tính chất mệnh lệnh, chỉ định về một nội dung nào đó được xuất hiện thường xuyên trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và các hoạt động quản lý khác.

  • Hướng dẫn

Hướng dẫn là văn bản mang tính chất giải thích, diễn giải và đưa ra giải pháp khắc phục một vấn đề, công việc, khái niệm, quy định đang tồn tại mà những cá nhân, tổ chức tiếp nhận chưa có sự thống nhất trong cách thức giải quyết, cách hiểu.

Thể thức văn bản

  • Chỉ thị

Thường được lập dựa trên một thể thức văn bản cố định, bao gồm cơ quan ban hành, số hiệu, tiêu đề “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, ngày tháng, tên “Chỉ thị”, nội dung chính của chỉ thị bên dưới,…

  • Hướng dẫn

Hướng dẫn là văn bản không có thể thức cố định, các tổ chức, cá nhân thường soạn thảo dựa trên mẫu hoặc có thể đánh máy tự do, chỉ cần đạt được những mục tiêu của văn bản như cơ quan ban hành, nội dung và đối tượng nhận.

Mục đích ban hành

  • Chỉ thị

Mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ đạo

  • Hướng dẫn

Giải thích, điều hướng, giải pháp

Tính chất văn bản

  • Chỉ thị

Có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức có đề cập là bên nhận trong văn bản.

  • Hướng dẫn

Mang tính chất hướng dẫn, điều hướng, giải thích, đưa ra phương án để các cá nhân, tổ chức cân nhắc thực hiện không có tính bắt buộc cao.

Chủ thể ban hành văn bản

  • Chỉ thị

Là văn bản mà cá nhân, tổ chức hoặc cấp có thẩm quyền cấp trên ban hành đối với cơ quan, tổ chức cấp dưới, hay cấp, cá nhân trực thuộc.

  • Hướng dẫn

Là văn bản có thể được ban hành bởi cấp trên, cơ quan ngang cấp hay cơ quan cấp dưới gửi tới cơ quan nhận nhằm chỉ dẫn.

 

1900.0191