Chuyển nhượng mô hình kinh doanh – Thương hiệu và thực tiễn

Nền kinh tế phát triển, chuyển nhượng mô hình kinh doanh đã không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, pháp luật chưa thực sự cá biệt được thực trạng này dẫn tới nhiều vấn đề thực tiễn và nhầm lẫn. Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu thế nào là chuyển nhượng mô hình kinh doanh, thế nào là nhượng quyền thương hiệu, ưu điểm, nhược điểm của chúng.

I. Khái niệm:

1. Chuyển nhượng mô hình kinh doanh:

Mô hình kinh doanh có thể hiểu là một kế hoạch của công ty về việc tạo ra doanh thu và sinh lợi nhuận. Nó hoạt định mục đích, chiến lược kinh doanh, quá trình kinh doanh, khách hàng tiềm năng, cơ sở hạ tầng, cấu trúc tổ chức, dây chuyền công nghệ, kỹ thuật, giá trị tài chính (thông tin mô hình liên quan tới tổng chi phí của chủ đầu tư, phương pháp giá và cấu trúc doanh thu),…

Tóm lại mô hình kinh doanh được sử dụng để mô tả và phân loại các loại hình kinh doanh, đặc biệt là cấu tạo doanh nghiệp, nhưng nó cũng được sử dụng bởi các nhà quản lý bên trong công ty để phát hiện các khả năng cho sự phát triển tương lai. Các mô hình kinh doanh phổ biết có thể mở rộng như là “công thức” cho các nhà quản lý sáng tạo. Các mô hình kinh doanh cũng được đề cập đến trong một số trường hợp trong bối cảnh tính toán cho mục đích báo cáo công khai.

Như vậy, chuyển nhượng mô hình kinh doanh là việc chủ sở hữu quyền đối với mô hình kinh doanh đã qua thử nghiệm thành công chuyển giao quyền sở hữu của mình cho một cá nhân, tổ chức khác.

Chuyển nhượng mô hình kinh doanh
Chuyển nhượng mô hình kinh doanh

2. Nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền Thương hiệu là việc cho phép một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được quyền kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh gồm: Thương hiệu, công nghệ, cách quản lý của bên nhượng quyền tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định với khoản phí hay, phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận.

II. Phân biệt Chuyển nhượng mô hình kinh doanh và Nhượng quyền Thương hiệu

1. Về quyền sở hữu:

Nhượng quyền thương hiệu: Bên nhận quyền không thể toàn quyền điều hành thương hiệu, mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Trong trường hợp bên nhận quyền không đáp ứng được những quy chuẩn mà bên cung ứng đưa ra thì rất có thể hợp đồng nhượng quyền sẽ bị chấm dứt.

– Đối với chuyển nhượng mô hình kinh doanh: được toàn quyền sở hữu: sử dụng, chiếm hữu, định đoạt, điều hành vận hành mô hình kinh doanh sao cho phù hợp với công ty nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Không bị bên chuyển nhượng chi phối, tác động.

Có quyền chuyển nhượng mô hình kinh doanh nếu không có nhu cầu sự dụng hoặc không phù hợp với công ty hoặc chuyển quyền mô hình kinh doanh cho đối tác khác để nhận được phí chuyển quyền, phần trăm,…

2. Tính linh hoạt, sáng tạo:

Nhượng quyền thương hiệu: Chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của bên chuyển quyền về quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa về một quy chuẩn. Do đó, họ chỉ tuân theo một khuổn khổ, không có sự sáng tạo, điểm khác biệt giữa các chuỗi hệ thống.

Chuyển nhượng mô hình kinh doanh: Do được toàn quyền sở hữu mô hình, không chịu sự quản lý, tác động của phía chuyển nhượng nên bên nhận chuyển nhượng có thể thay đổi để phù hợp với công ty, điều chỉnh linh hoạt theo thị yếu, thị trường hiện tại, tương lai.

3. Thời gian tạo dựng hương hiệu:

Nhượng quyền thương hiệu: Đã có sẵn thương hiệu, có số lượng thị phần nhất định trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng biết đến, tin tưởng. Theo đó, bên nhận quyền không cần tốn thời gian định hình thương hiệu trên thị trường nữa. Mà thay vào đó họ sẽ tập trung phát triển vào bên trong cách quản lý vận hành sao cho có một bộ máy tốt để phát triển doanh nghiệp.

Chuyển nhượng mô hình kinh doanh: Việc chuyển nhượng mô hình kinh doanh không đồng nghĩa là chuyển nhượng thương hiệu còn tùy thuộc vào bên chuyện nhượng và bên nhận chuyển nhượng thỏa thuận.

Việc chuyển nhượng mô hình kinh doanh có thể là định hướng, chiến lược kinh doanh hiện tại, tương lai, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng,… đã được thử nghiệm thành công. Bên nhận chuyển nhượng sẽ từ mô hình kinh doanh đó để áp dụng vào thực tế kinh doanh của công ty, tự mình tạo lập thương hiệu.

4. Mức độ Cạnh tranh:

Nhượng quyền thương hiệu: Do đã có thương hiệu nên bện nhận quyền không phải chú tâm vào việc hoạt định chiến lược để cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường nhưng phải cạnh tranh trong chuỗi gay gắt, nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho mình. Thông thường để tạo điều kiện, các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.

Chuyển nhượng mô hình kinh doanh: Tính cạnh tranh với các thương hiệu khác cao. Đòi hỏi họ không ngừng đổi mới mô hình kinh doanh sao cho phù hợp. Mô hình kinh doanh tốt, đạt hiệu quả sẽ giúp công ty sớm thành công, có thương hiệu, chỗ đứng trong thị trường, ngược lại, nếu mô hình kinh doanh của họ thất bại sẽ hệ lụy tới công ty. Do đó, bên nhận chuyển nhượng chỉ mua lại mô hình kinh doanh đã qua thử nghiệm thành công và có khả năng phù hợp với công ty mình.

5. Mức độ rủi ro:

Nhượng quyền thương hiệu: Sẽ giảm thiểu rủi ro hơn vì bên nhận quyền không phải tạo lập thương hiệu, được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên bài bản, những đặc quyền về chương trình đào tạo từ A-Z cũng như những thông tin về thương hiệu, mọi thứ sẽ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp, được bên nhượng quyền hỗ trợ tối đa từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing, … Đặc biệt, đã có một vị trí nhất định đối với người tiêu dùng giúp cho việc kinh doanh dễ dàng hơn.

Chuyển nhượng mô hình kinh doanh: Phải tự mình tạo lập thương hiệu, bỏ chi phí marketing. Chịu rủi ro khi có thể mô hình kinh doanh đó không phù hợp với quy mô của công ty.

Đối với mô hình kinh doanh là chiến lược kinh doanh trong tương lai thì có thể khi áp dụng vào thực tế hoặc nó không còn phù hợp với tương lai.

Đối với mô hình kinh doanh là dây chuyền công nghệ – kỹ thuật thì có thể tại thời điểm hiện tại nó phù hợp là tốt nhất nhưng trong tương lai không còn phù hợp. Thông thường chi phí chuyển nhượng mô hình công nghệ rất cao,

6. Chi phí:

Nhượng quyền thương hiệu: Vừa mất chi phí nhượng quyền ban đầu, vừa phải phân chia theo phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận cửa hàng

Chuyển nhượng mô hình kinh doanh: chỉ mất chi phí chuyển nhượng ban đầu.

III. Ý nghĩa, lợi thế của hoạt động chuyển nhượng mô hình kinh doanh:

Việc nhận chuyển nhượng mô hình kinh doanh đã qua thử nghiệm thành công giúp bản thân tổ chức tiếp cận với mô hình kinh doanh đã thử nghiệm thành công tránh rủi ro tổn thất về chi phí tìm kiếm, thử nghiệm mô hình kinh doanh; rút ngắn thời gian hơn để lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp với công ty. Có thể từ mô hình đó để chuẩn hoá nền tảng và hệ thống kinh doanh áp dụng với công ty, tạo dựng thương hiệu riêng.

Mặt khác, còn được toàn quyền định đoạt mô hình kinh doanh, có thể chuyển nhượng, chuyển quyền cho một đối tác khác sau khi đã sử dụng hết giá trị cần của mô hình đó.

1900.0191