Khởi kiện và thụ lý vụ án Hành chính

Khởi kiện và thụ lý vụ án Hành chính

Xác định thẩm quyền xét xử vụ án Hành chính của Tòa án theo Điều 29, Điều 30 Luật tố tụng Hành chính 2010.

Sau đó Luật sư cần chuẩn bị đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện vụ án Hành chính cho khách hàng của mình nếu họ có yêu cầu. Chuẩn bị bản tự khai cho người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà Luật sư bảo vệ. Mặt khác, Luật sư còn cần xem xét yêu cầu khách hàng bổ sung thêm các tài liệu về mặt tố tụng và nội dung khác có liên quan, chủ động kiểm soát tài liệu trong hồ sơ, thời điểm giao nộp tài liệu. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư.

Hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết khác để khởi kiện như:

– Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục Ủy quyền cho Luật sư

– Thủ tục nộp hồ sơ; phương thức gửi đơn kiện (nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đơn khởi kiện qua đường bưu điện); sửa đổi bổ sung đơn kiện; khiếu nại, kiến nghị trong trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện.

– Nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo Điều 111 Luật tố tụng Hành chính 2010; các trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí; thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm.

– Thời hạn giải quyết vụ án hành chính từ khi thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là từ 4 tháng đến 6 tháng (Điều 117 Luật tố tụng hành chính 2010).


1900.0191