Phân tích Tội vô ý làm chết người

TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI (ĐIỀU 98)

Vô ý làm chết người là hành vi của mọt  người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

– Về khách quan, người phạm tội có nhưng hành vi tương tự hành vi của tội giết người; hậu quả xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng tương tự như đối với tội giết người.

– Về ý thức chủ quan của người phạm tội và đây cũng là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người với tội giết người. Đó là lỗi của người phạm tội, người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự thì vô ý phạm tội là tội phạm  trường hợp sau đây:

– Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậy quả đó

Bộ luật hình sự không quy định rõ các hình thức vô ý phạm tội nhưng căn cứ vào nội dung quy định trên , chúng ta thấy rõ có hai hình thức vô ý phạm tội mà khoa học luật hình sự gọi là vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; ngoài ra còn phải căn cứ vào độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, tay nghề.v.v…

Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ CỦA TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI

  1. Vô ý làm chết một người ( khoản 1 Điều 98)

Vô ý làm chết một người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả chỉ có một người chết.

Người phạm tội vô ý làm chết một người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ sáu tháng đến năm năm tù, nến người phạm tội có nhều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì Toà án có thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt người phạm tội dưới sáu tháng tù hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn

  1. Vô ý làm chết nhiều người ( khoản 2 Điều 98)

Vô ý làm chết nhiều người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả có từ hai người chết trở lên.

Người phạm tội vô ý làm chết nhiều người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 98 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm tù, nếu người phạm tội có nhều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì Toà án có thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt người phạm tội dưới ba năm tù, nhưng không được dưới sáu tháng tù.

1900.0191