Thực trạng vấn đề người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
A. Mở đầu
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp luật các nước điều chỉnh. Theo ước tính của Chính phủ, Việt Nam có khoảng 2,1 triệu trẻ em sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn (trong đó có 176.000 trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi). Cho và nhận con nuôi là một trong những hình thức chính trong chăm sóc thay thế cho các trẻ em này. Đến cuối những năm 1990, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trong việc cho con nuôi với ít nhất 10.000 trẻ được nhận nuôi trên toàn thế giới trong thập kỷ qua. Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ chồng nhận con nuôi, nhất là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm con; phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân. Trong những năm qua, pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình; bên cạnh đó, việc ban hành Luật nuôi con nuôi còn thể hiện sự tôn trọng các cam kết quốc tế của Việt Nam khi tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em, tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em; bảo đảm việc nuôi con nuôi được tiến hành trên nguyên tắc nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, hài hòa với tinh thần Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.
B. Nội dung
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬN TRẺ EM VIỆT NAM LÀM CON CON NUÔI
1.Khái quát thực trạng.
Việc ban hành Luật nuôi con nuôi đã tạo cơ sở pháp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các cặp vợ chồng trong và ngoài nước muốn nhận con nuôi; bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi, giúp họ ổn định tư tưởng và yên tâm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nuôi như con đẻ.
Nhìn từ thực tiễn vấn đề cho và nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay tại việt Nam ta thấy: về lý thuyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể diễn ra hai chiều: thứ nhất là người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; Thứ hai là người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, và thực tiễn cho thấy rằng trường hợp người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phổ biến hơn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tư pháp , chỉ trong vòng 5 năm ( từ 1994 – 1999) có tới 9322 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi, trong đó số trẻ em nhận làm con nuôi tại Pháp là 3407, chiếm tới 1/3 số trẻ em được nhận làm còn nuôi tại nước này (). Tính trung bình cho đến nay mỗi năm có khoảng 2000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi, con số đó mỗi năm tăng tên cao hơn so với năm trước, qua đó cho thấy được nhu cầu nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi trên thế giới là khá cao. Kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đổi với vấn đề mở cửa và giao lưu với các nước ngày càng phát triển kéo theo đó là tình hình nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo chiều hướng gia tăng, từ năm 1999 đến năm 2003( Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ tư pháp) có khoảng 14600 trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài, trong đó co Mỹ và Pháp là hai nước nhận nhiều con nuôi nhất.
Theo nguồn thông tin từ Cục con nuôi từ năm 2003 số trẻ em làm con nuôi nươc ngoài tăng lên so với thời kì cuối những năm 90 đầu những năm 2000. năm 2003 có 800 trường hợp, năm 2004 có 550 trường hợp, năm 2007 có 200 trường hợp, năm 2009 có 1064 trường hợp, và 7 tháng đầu năm 2010 có 674 trường hợp trẻ em được giải quyết làm con nuôi người nước ngoài.
2.Nhận xét, đánh giá.
a, Thành tựu.
– tìm được mái ấm gia đình thay thế cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Qua những báo cáo và kết quả khảo sát nhiều nước nhận trẻ em việt nam làm con nuôi cho thấy, hầu hết trẻ em Việt Nam sau khi ra nước ngoài đề hòa nhập với môi trường nước sở tại, được chăm sóc và phát triển tốt. cho đén nay chưa có thông tin chính thức nào về tình hình con nuôi việt nam bị ngược đãi hoặc bị lạm dụng ở nước ngoài. Về cơ bản con nuôi Việt nam được chăm sóc tốt đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích tại nước nhận.
- Cải thiện đời sống của trẻ em tai nhiều cơ sở nuôi dưỡng
Những cơ sở nuôi dưỡng thường thiếu kinh phí để có đủ điều kiện chăm lo cho trẻ em một cách đầy đủ, do đó việc thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo từ hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế đã tạo điều kiện cho nhiều cơ sở nuôi dưỡng trở nên khang trang hơn, điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn do nhận được nguồn hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại việt nam. Một số trẻ em mắc những bệnh hiểm nghèo cũng được chữa trị kịp thời, chế độ chăm sóc sức khỏe cho các em được tốt hơn.
- trình tự thủ tục giải quyết việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài được cải tiến hơn
Theo nghị định 68/ND-CP thì thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được cải tiến đáng kể so với nghị định 184/Cp trước đay. Trong đó thay vì thời gian giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài từ 6 tháng thì nay chỉ 4 tháng, thời gian và trách nhiệm giải quyết ở từng khâu được quy định rõ ràng và cụ thể hơn.
- tăng cường công tác kiểm tra thanh tra.
Công tác kiểm tra thanh tra là việc không thể thiếu được trong hoạt động của bộ máy nhà nước, hang năm Bộ tư pháp đều phối hợp với cơ quan khác ở Trung ương, như bộ công an, bộ lao động- thương binh xã hội, tiến hành kiểm tra tình hình nuôi con nuôi nước ngoài ở các địa phương
- hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế được mở rộng hơn
kể từ khi thành lập cho đến nay, Cục con nuôi quốc tế thuộc bộ tư pháp đã thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với cơ quant rung ương về con nuôi quốc tế của các nước đã kí kết, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc để cùng nhau triển khai thực hiện tốt các quy định của hiệp định và xử lí các vụ việc lien quan đ ến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Hạn chế
- nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi
Luật nuôi con nuôi 2010 ban hành với một trong những nguyên tắc cơ bản là “ chỉ cho làm con nuôi ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”. nhưng hiện nay việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài còn chưa tuân thủ theo nguyên tắc trên, còn có nhiều địa phương chạy theo lợi ích vật chất khi giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài
- vẫn tồn tại những trường hợp làm sai lệch hồ sơ
vì với trường hợp cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài là hoạt động dễ bị những người có thẩm quyền lạm dụng để kiếm l ợi bất chính cho nên những trường hợp như thế này không phải ít. Điển hình như vụ án làm xôn sao dư luận về việc làm khống hồ sơ trẻ bị bỏ rơi để giới thiệu cho làm con nuôi nước ngoài của hai trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh và huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Theo cáo trạng của VKS tỉnh Nam định cáo buộc , từ năm 2005 đến tháng 7 /2008, các bị cáo thuộc 2 trung tâm trên đã có hành vi thông đồng với một số trạm trưởng và nhận viên các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Nam định để thu gom trẻ em, lập 226 hồ sơ giả về các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi rồi làm thủ tục cho trẻ làm con nuôi nước ngoài để nhận tiền tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân người nước ngoài
- Thiếu minh bạch trong việc nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức cá nhân nước ngoài.
Vấn đề tài chính luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Nước ta, phần lớn các khoản hỗ trợ nhân đạo là do các cơ sở nuôi dưỡng tiếp nhận và quản lý. Các cơ sở này có nhiệm vụ báo cáo cơ quan có thẩm quyền của địa phương, nhưng thực tế, nhưng thực tế ở một số nơi cho thấy việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ còn chưa chặt chẽ. Phần lớn các khoản hỗ trợ được thực hiện bằng tiền mặt, chỉ một số ít các tổ chức thực hiện bằng chuyển khoản, bên cạnh đó các báo cáo cũng chưa đầy đủ làm cho việc kiểm soát các khoản hỗ trợ cũng rất khó khăn.
– Thứ tư trình tự, thủ tục giải quyết việc người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi còn nhiều bất cập. Trước hết đó là sự bất cập về thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Trên thực tế việc gửi danh sách trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài về Bộ tư pháp mới chỉ thuần túy là sự cung cấp danh sách về số lượng và họ tên của trẻ em(danh sách trích ngang) chưa kèm theo hồ sơ đầy đủ để bảo đảm trẻ em đã có đủ điều kiện cho làm con nuôi. Đồng thời việc gửi danh sách cho cơ quan trung ương cũng chỉ là hình thức để thông báo bởi thực chất cơ quan trung ương không thực hiện việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi mà các cơ sở nuôi dưỡng đã phối hợp với các tổ chức con nuôi nước ngoài giới thiệu trẻ em cho các gia đình xin nhận con nuôi. Quyền giới thiệu trẻ em nào là do cơ sở nuôi dưỡng quyết định. Việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi cũng chỉ được thực hiện có tính hình thức.
– Thứ năm pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về hình thức nhận con nuôi nên đã gây ra những khó khăn cho người muốn xin nhận con nuôi.
3.Kiến nghị một số giải pháp có hiệu quả
a) Kiến nghị đảm bảo thực hiện luật nuôi con nuôi
+ Thứ nhất, pháp luật hiện hành đang thiên về quy định vấn đề nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà chưa quy định cụ thể về vấn đề người Việt Nam nhận tre em nước ngoài làm con nuôi. Về nguyên tắc, người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi cần tuân thủ các quy định về điều kiện và thủ tục theo pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên để đáp ứng các quy định pháp luật nước ngoài, thông thường người Việt Nam phải có giấy tờ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để nộp cho phía nước ngoài. Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2011/NĐ-CP về “qui định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi”, và đến ngày 8 tháng 5 năm 2011 Nghị định mới có hiệu lúc. Do đó Bộ tư pháp cần kịp thời ghi nhận những quy định mang tính nguyên tắc liên quan đến việc người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi có kế hoạch triển khai tốt các quy định đó trong thực tiễn.
+ Thứ hai, cần ban hành biểu phí, lệ phí nuôi con nuôi. Đây chính là vấn đề làm minh bạch hoá tài chính của việc nuôi con nuôi, đảm bảo và nâng cao chất lượng công việc chống sự lạm dụng vì mục đích trục lợi.
+ Thứ ba, để bảo vệ hơn nữa quyền và lợi ích của trẻ em cũng như để đảm bảo cho Luật nuôi con nuôi được thực hiện một cách nghiêm túc thì cần có quy định thêm về thời gian thử thách của việc nuôi con nuôi và biện pháp xử lý trong việc nuôi con nuôi bị huỷ. Pháp luật Việt Nam cần có quy định về vấn đề này đặc biệt là giải pháp hồi hương cho trẻ em như là giải pháp cuối cùng nếu như lợi ích của trẻ đòi hỏi như vậy.
+ Thứ tư, về các quy định xử phạt các hành vi trục lợi phải đủ sức răn đe. Cần có chế tài mạnh để thật sự làm cho người có hành vi vi phạm thấy được tác hại nếu như mình có hành vi vi phạm.
+Thứ năm cần tạo ra sự minh bạch hóa trong vấn đề tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
+Thứ sáu cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết việc người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Cụ thể cần phải quy đinh kèm theo danh sách trẻ em có đủ điều kiện cho làm con nuôi người nước ngoài là hồ sơ đầy đủ để bảo đảm trẻ em đã có đủ điều kiện cho làm con nuôi.
b) Các giải pháp tăng cường vai trò, chức năng cho các thiểt chế
+ Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
Một vấn đề tất yếu đó chính là việc tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước trung ương và địa phương để đảm bảo việc giải quyết cho trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài một cách chặt chẽ và đúng pháp luật. Sự phối hợp giữa các Bộ, Ban Ngành ở trung ương từ công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi cho đến việc xử lý từng vụ việc cụ thể.
+ Tăng cường các công tác kiển tra, thanh tra
Kiểm tra, thanh tra luôn là một yếu tố cần thiết để đảm bảo cho mọi sự việc diễn ra đúng như yêu cầu và hiệu quả đặt ra, với việc giải quyết về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng thế. Chỉ khi có sự giám sát lẫn nhau, sự kiểm tra của cấp trên với cấp dưới thì công việc mới đạt hiệu quả tối ưu nhất
c) Các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế
+ Đẩy nhanh tiến trình hoàn thành các thủ tục để nhanh chóng trở thành thành viên chính thức của Công ước Lahay
+ Hợp tác chặt chẽ trong vấn đề tương trợ tư pháp
Trong lý luận triết học thì kiến trúc thượng tầng phụ thuộc và cơ sở hạ tầng, mà cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia là khác nhau bởi hoàn cảnh khác nhau. Do đó mỗi một quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng với nhũng quy định đặc thù phù hợp với cơ cấu bộ máy nhà nước, phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, hoàn cảnh đất nước và điều kiện kinh tế.
Trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi quốc tế cũng đã phát sinh một số vướng mắc về các giấy tờ, thủ tục tiến hành và xác định cơ quan có thẩm quyền. Cho nên vấn đề tương trợ tư pháp là rất cần thiết để giúp cho việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt được kết quả cao.