Tiêu chuẩn của thẩm phán theo pháp luật hiện hành

Tiêu chuẩn chung: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luậtvà đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.

          Tiêu chuẩn riêng của các nghạch thẩm phán:

_Thẩm phán cấp huyện: có thời gian công tác trong ngành từ 4 năm trở lên, có năng lực xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của toà án theo quy định của pháp luật.

_Thẩm phán cấp tỉnh: Phải là thẩm phán sơ cấp ít nhất 5 năm, ngoài ra trong trường hợp do nhu cầu thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 10 năm trở lên.

_Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao: Phải là thẩm phán trung cấp ít nhất 5 năm.

(Đối với các sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự quân khu và Toà án quân sự trung ương).

Trong trường hợp cần thiết, người đang công tác trong ngành Toà án nhân dân hoặc người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Toà án nhân dân, tuy chưa đủ thời gian làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác, thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp hoặc Thẩm phán trung cấp của Toà án nhân dân hoặc Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

1900.0191