Tổng hợp đầy đủ thủ tục để đưa người Việt Nam ra nước ngoài du lịch và các cách thức xử lý, đơn yêu cầu, cơ quan cần liên hệ khi sự cố xảy ra ở nước ngoài như ốm đau, tai nạn, bị bắt, bị mất tích, nạn nhân của tội phạm, bị trộm giấy tờ, mất hộ chiếu, bị chết hay cần được giúp đỡ,…
Người Việt Nam nào cũng được ra nước ngoài du lịch?
Những trường hợp công dân Việt Nam không thể ra nước ngoài du lịch.
Quy định về việc chưa được xuất cảnh, chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam.
Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ
Muốn ra nước ngoài du lịch du lịch chỉ cần mang theo tiền?
Ngoài tiền, vé máy bay,… thì để được nước ngoài du lịch cần phải đáp ứng đủ điều kiện về giấy tờ cần thiết như:
– Hộ chiếu (passport);
– Visa;
– Những giấy tờ liên quan đến việc xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam;
– Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân;
– Chứng từ về sức khỏe và các giấy tờ khác theo yêu cầu của pháp luật quốc gia đến
– Giấy thông hành biên giới và giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt Nam qua lại nước có chung biên giới với Việt Nam, theo Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước đó.
– Giấy tờ có giá trị xuất cảnh , nhập cảnh được cấp riêng cho từng công dân.
…
Những giấy tờ cần thiết là gì?
1. Hộ chiếu (passport)
– Hộ chiếu phổ thông được sử dụng cho người Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Đây là loại hộ chiếu mà đại đa số công dân đều sẽ được cấp nếu muốn đi nước ngoài. Với điều kiện là công dân Việt Nam (có chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu).
– Hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá. Đây là căn cứ chứng minh đặc điểm nhân danh của một người như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch.
– Có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
– Khi bạn sở hữu hộ chiếu phổ thông thì bạn có quyền đi đến những nước miễn visa cho người Việt Nam. Nếu nước đó không có chính sách miễn Visa thì bạn cần làm thủ tục xin Visa trước khi nhập cảnh vào nước đó.
– Để có được hộ chiếu này, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
- Trình tự, thủ tục làm passport
Điều 15.
- Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:
a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định.
c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ):
a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
– Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
- Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:
a) Đối với các trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Cục Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
6. Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi công dân thường trú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận trong tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của công dân.
7. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ.”
8. Khoản 1 Điều 16 về hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 14 tuổi đang ở nước ngoài được sửa đổi như sau:
Trường hợp cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông của mình.”
2. Visa (thị thực)
– Visa là thị thực nhập cảnh – một dạng chứng nhận hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực.
– Tùy theo quy định của từng quốc gia mà bạn muốn đến. Công dân Việt Nam có thể gặp khó khăn khi xin visa tại một số đất nước.
– Áp dụng khi một người xin phép xuất nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ chưa có chính sách miễn việc xin visa với công dân Việt Nam.
- Trình tự, thủ tục xin cấp Visa
– Đối với người Việt Nam muốn xin visa ra nước ngoài: thủ tục cấp visa tùy theo quy định của quốc gia mà bạn muốn đến, bạn có thể liên hệ với đại sứ quán quốc gia đó hoặc các công ty dịch vụ để được tư vấn cụ thể.
– Việc xét bạn có đủ điều kiện để được cấp visa hay không được quyết định ngay tại thời điểm bạn phỏng vấn xin visa. Đây là yếu tố quan trọng nhất nên hãy chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ trước khi vào phỏng vấn. Tuyệt đối cung cấp thông tin chính xác, đúng sự thật, nếu không bạn sẽ bị hủy bỏ hồ sơ hoặc nặng hơn bị cấm vĩnh viễn đến quốc gia đó.
Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là căn cứ để được cấp visa. Trước khi xin visa du lịch nước ngoài, bạn buộc phải có hộ chiếu. Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài, còn hộ chiếu được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế CMND.
3. Những giấy tờ liên quan đến việc xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam;
– Mỗi một quốc gia có những yêu cầu, quy định riêng trong thủ tục cho phép xuất/nhập cảnh, vì vậy phải tìm hiểu một cách chi tiết những quy định này trước khi bạn thực hiện chuyến bay là một việc vô cùng quan trọng, tránh buộc mình rơi vào tình huống phức tạp không đáng có. làm bắt buộc nếu bạn không muốn mình rơi vào những tình huống phức tạp không đáng có.
– So với khâu kiểm tra an ninh, thủ tục cho phép xuất/nhập cảnh tại sân bay thường diễn ra nhanh hơn nếu hành khách đã chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc không nắm rõ quy định thì hành khách có thể sẽ gặp phải những tình huống nghiêm trọng mà tệ nhất là có thể bị từ chối xuất/nhập cảnh.
4. Những giấy tờ cần để làm thủ tục xuất nhập cảnh:
- Hộ chiếu còn hiệu lực (còn giá trị sử dụng đến ít nhất 6 tháng sau ngày kết thúc chuyến đi).
- Visa của nước mà quý khách định đến (công dân Việt Nam đi một số nước trong khu vực Đông Nam Á được miễn visa).
- Tờ khai Hải quan và Xuất nhập cảnh Việt Nam: có phát tại sân bay Việt Nam.
- Tờ khai nhập xuất cảnh nước đến: sẽ được phát trên máy bay.
Kinh nghiệm làm thủ tục xuất/nhập cảnh tại nước ngoài cho công dân Việt Nam
- Chuẩn bị tất cả các loại giấy tờ theo yêu cầu trước khi ra sân bay.
- Hoàn thành các thủ tục xuất/nhập cảnh tại sân bay
- Giữ thái độ đúng mực với các nhân viên hải quan
Cụ thể như sau:
1.Chuẩn bị tất cả các loại giấy tờ theo yêu cầu trước khi ra sân bay
– Bộ giấy tờ cơ bản được yêu cầu cho một chuyến xuất ngoại thường bao gồm: hộ chiếu còn hiệu lực hoặc loại giấy tờ khác có chức năng tương đương, thị thực còn hiệu lực (một vài quốc gia còn yêu cầu thực hiện thêm phần thị thực điện tử), tờ khai xuất/nhập cảnh theo đúng mẫu đã điền đầy đủ các thông tin và ký xác nhận (một số quốc gia còn yêu cầu bạn phải khai báo kèm theo về sức khỏe và đặc điểm cá nhân).
– Nếu bay đến các nước trong khu vực ASEAN thì bạn có thể khỏi lo lắng về khoản xin cấp thị thực (vì được miễn hoàn toàn trừ Myanmar – tính tới thời điểm này), một số quốc gia khác ngoài khu vực cũng có quy định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân đến từ Việt Nam tùy theo mục đích chuyến đi của bạn.
– Tuy nhiên cũng có một số quốc gia có những đòi hỏi phức tạp hơn nhiều ngoài các loại giấy tờ nói trên, có thể bạn sẽ bị yêu cầu cung cấp thêm các loại giấy tờ khác như: vé máy bay khứ hồi, giấy mời tham quan, tham dự, làm việc hay học tập từ người hay tổ chức bảo lãnh của nước sở tại,… khi bạn làm thủ tục nhập cảnh.
– Để xác định chính xác mình cần phải cung cấp những loại giấy tờ nào tại quầy thủ tục xuất/nhập cảnh tại sân bay bạn nên tìm hiểu thông tin tại website của đại sứ quán/tổng lãnh sự của quốc gia đó.
2. Hoàn thành các thủ tục xuất/nhập cảnh tại sân bay
– Hãy hoàn tất tất cả những loại giấy tờ có liên quan đến chuyến bay và thủ tục xuất/nhập cảnh trước khi bạn xếp hàng trước quầy thủ tục: ngoài các loại giấy tờ đã được chuẩn bị trước, tờ khai xuất/nhập cảnh thường được thực hiện trên máy bay hoặc tại sân bay, vì vậy hay có sơ sót trong việc điền thông tin gây rắc rối khi làm thủ tục.
– Hiện nay đa phần các quốc gia trên thế giới đều loại bỏ phần khai báo trên tờ khai cho người nhập cảnh nhưng hình thức này vẫn còn thực hiện tại không ít quốc gia khác và đôi khi nó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phiền toái cho bạn. Vì vậy, nếu phải thực hiện việc khai báo thông tin theo hình thức này thì bạn hãy cố gắng làm nó thật tốt theo một số gợi ý như sau:
– Thông tin được điền vào tờ khai phải chính xác và đặc biệt là phải trùng khớp với thông tin được in trên hộ chiếu của bạn. Đây là điều quan trọng nhất mà bạn phải chú ý khi thực hiện điền thông tin trên tờ khai.
– Phải thực hiện tất cả những phần yêu cầu khai báo trên tờ khai, một khoảng trống không được điền thông tin có thể sẽ khiến bạn bị trễ chuyến bay do phải khai thêm và xếp hàng làm thủ tục lại từ đầu, nếu là thủ tục nhập cảnh thì hành động này sẽ khiến bạn bị chú ý nhiều hơn đối với nhân viên làm thủ tục – một điều không nên để xảy ra khi bạn đang ở một quốc gia xa lạ.
– Hãy luôn mang theo mình một cây viết bi bởi không phải lúc nào cũng có sẵn viết tại quầy cho bạn sử dụng và khả năng có thể mượn của ai đó cũng sẽ khá khó khăn.
Nhìn chung, rất hiếm trường hợp bị từ chối xuất/nhập cảnh vì những lỗi nhỏ trong việc điền thông tin trên tờ khai nhưng việc thực hiện nó một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua khâu thủ tục này và tránh những phiền toái không đáng có trước và sau chuyến bay
3. Giữ thái độ đúng mực đối với các nhân viên hải quan
– Trong quá trình tiếp xúc với nhân viên thủ tục, bạn phải chú ý giữ thái độ bình tĩnh, không được tỏ ra lo sợ nhưng cũng không nên đùa giỡn hay quá thân mật. Chỉ nên cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và trả lời các câu hỏi một cách điềm tĩnh, những câu hỏi thông thường liên quan đến loại thị thực mà bạn xin cấp, mục đích của chuyến đi/nhập cảnh, ai là người bảo lãnh hay quen biết bạn tại nước nhập cảnh, bạn làm nghề gì, dự định ở lại bao lâu…
– Cuối cùng sau khi đã kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ hợp pháp, nhân viên thủ tục xuất/nhập cảnh sẽ đóng dấu tem xuất/nhập cảnh lên hộ chiếu cho bạn (một số nơi sẽ không thực hiện việc này nếu bạn không yêu cầu), trả lại giấy tờ để bạn tiếp tục qua khâu kiểm tra an ninh nếu bạn xuất cảnh hoặc lấy hành lý để qua khâu hải quan nếu bạn nhập cảnh.
– Đặc biệt, khi bạn thực hiện thủ tục xuất/nhập cảnh tại Hoa Kỳ và một số nước khác, sau khi hoàn tất việc kiểm tra giấy tờ, nhân viên thủ tục xuất/nhập cảnh còn yêu cầu lấy dấu vân tay và chụp hình bạn trước khi đóng dấu tem xuất/nhập cảnh và trả lại giấy tờ cho bạn.
Thủ tục hải quan
– Được mang theo khi đi và khi về 20 kg hành lý gửi theo máy bay và 5 kg hành lý xách tay miễn cước.
– Nếu tiền mang theo 5000USD và 10.000.000 VNĐ xin quý khách khai báo với Hải Quan.
-Quý khách không nên mang theo kim cương, đá quý.
– Đối với các đồ vật quý có gía trị trên 200USD loại lớn như Camera, máy chụp ảnh… thì bắt buộc phải khai báo Hải Quan.
-Khi mua hàng hóa với số lượng lớn, hàng điện tử có giá trị trên 300USD quý khách phải đóng thuế và tiền quá cước quy định nếu có
Lưu ý: Hải quan sẽ xác định giá trị món hàng theo trị giá của háng hóa đó tại Việt Nam.
Quy định đối với trẻ em ra nước ngoài du lịch?
– Trẻ em dưới 14 ngày tuổi không được phép bay.
– Đối với trẻ em từ 14 ngày tuổi đến 01 tháng tuổi khi không có Giấy khai sinh có thể dùng Giấy chứng sinh – giấy này có thời hạn 01 tháng.
– Đối với trẻ em dưới 14 tuổi khi chưa được cấp CCCD nhưng lại không có giấy khai sinh thì có thể dùng hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng hoặc Giấy khai sinh bản sao trích lục từ bản chính để thay thế.
– Đối với trẻ em từ 14 tuổi trở lên thì khi đi máy bay cần chuẩn bị CMND hoặc thẻ CCCD. Nhưng nếu bị mất CMND/CCCD thì cần phải làm giấy xác nhận do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận.
– Trường hợp trẻ em được nuôi dưỡng bởi các tổ chức xã hội thì cần phải có giấy xác nhận có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận.
– Nếu trẻ em đi cùng với người lớn trên 18 tuổi nhưng không phải là bố mẹ thì phải có giấy ủy quyền của bố mẹ đẻ, hoặc giấy chứng nhận mối quan hệ nhân thân của trẻ và người đi cùng.
Trẻ em đi nước ngoài có cần hộ chiếu?
Trẻ em là một dạng hành khác đặc biệt, theo những quy định được ban hành bởi chính phủ thì trẻ em cũng có quyền được cấp hộ chiếu phổ thông.
1. Hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em khi đi nước ngoài gồm:
– Một form tờ khai xin làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em
– Một tờ khai xin cấp hộ chiếu có xác nhận của công an xã phường hoặc thị trấn, ảnh được đóng dấu giáp lai lên từng người.
– Giấy khai sinh và tờ khai thông tin do bố mẹ ký. Với trẻ em ở độ tuổi dưới 14 tuổi, hộ chiếu được cấp sẽ có giá trị không được vượt quá 5 năm và cũng không được phép gia hạn lại.
– Ngoài ra, đối tượng trẻ em này còn có thể chọn cách cấp chung cùng với hộ chiếu của bố mẹ nếu có nhu cầu. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu quốc gia của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị có giá trị không quá 05 năm tính từ ngày cấp cho đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn. Trẻ em dưới 09 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 05 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Lưu ý:
Với trường hợp cấp chung hộ chiếu với cha mẹ thì cần cung cấp bản sao giấy khai sinh và mang theo hộ chiếu chính để đối chiếu và 4 ảnh 3×4 cm.
Với trường hợp muốn cấp hộ chiếu riêng thì cần nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên, có chữ ký của bố hoặc mẹ trong tờ khai và một bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh 4×6 cm.
Với các trường hợp không có bố mẹ đi cùng thì cha nuôi hoặc những người đỡ đầu ký tên vào tờ khai. (phải có giấy chứng minh là người đỡ đầu hoặc cha, mẹ hợp pháp).
2. Sổ hộ khẩu của người đi làm giúp hộ chiếu cho trẻ em:
3. Để làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em, thì người làm hộ chiếu giúp phải mang hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để đối chiếu.
Nơi làm hộ chiếu cho trẻ
Để làm hộ chiếu, bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu của Phòng quản lý Xuất cảnh – nhập cảnh trực thuộc công an tỉnh, thành phố.
- Nếu trẻ em có hộ khẩu tạm trú ở Hà Nội hoặc Sài Gòn thì sẽ xin làm hộ chiếu ở Phòng quản lý xuất nhập cảnh của công an của thành phố đó.
- Với trường hợp xin cấp hộ chiếu Việt Nam cho trẻ em dưới 14 tuổi ở nước ngoài thì bạn có thể đến lãnh sự quán Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam.
Thời gian cấp hộ chiếu cho trẻ em
Thời gian tiếp nhận hồ sơ cấp hộ chiếu là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Tổng thời gian làm hộ chiếu cho trẻ thông thường không quá 14 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được nhận.
Nơi trả kết quả hộ chiếu
Nơi tiếp nhận hồ sơ cấp hộ chiếu sẽ là nơi trả hộ chiếu, thuộc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh, thành phố và là nơi cư trú.
Thời gian nhận hộ chiếu trong các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày lễ nghỉ).
Lệ phí làm hộ chiếu là:
Lệ phí: 200.000 VNĐ (Hai trăm nghìn Việt Nam đồng)
Du lịch không cần Visa?
– Tra cứu tại trang https://www.passportindex.org/ để có thể biết được quy định về chính sách miễn Visa của tất cả các nước, cũng như thời hạn lưu trú lại đó.
– Một trong những điều chúng ta quan tâm khi sang nước ngoài là Visa, vừa phải làm thủ tục rắc rồi và mất thời gian và chi phí. Hiện tại có nhiều nước đang có chính sách miễn Visa cho người Việt Nam đem lại nhiều cơ hội du lịch nước ngoài cho khách hàng mà phổ biến nhất như:
Các quốc gia khu vực Đông Nam Á
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan: miễn Visa cho công dân Việt Nam 30 ngày, Brunei: 14 ngày, Philippines: 21 ngày, Myanmar: 14 ngày
Điều kiện: hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng.
-
Thái Lan – Xứ sở chùa vàng
Với thời gian tạm trú không quá 30 ngày không cần visa, quá đủ cho một chuyến du lịch tới Thái Lan 4 – 7 ngày để tới đất nước rất gần chúng ta này rồi phải không nào. Mặc dù vậy, nếu không biết những điều này thì bạn hoàn toàn có thể bị từ chối khi du lịch sang nước này mà không có visa.
Nếu du lịch Thái Lan bằng đường hàng không, người Việt Nam sẽ được miễn Visa nhưng sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi và chứng minh được mục đích của bạn sang Thái là để du lịch chứ không phải bỏ trốn hay sinh sống tại đây.
Để chứng minh được điều này buộc khi nhập cảnh bạn cần có các giấy tờ như vé máy bay khứ hồi, xác nhận book phòng ở từ phía khách sạn hoặc nếu ở nhà thân phải có địa chủ, tên tuổi cụ thể của nhà người thân, bản sao hộ chiếu, hộ chiếu phổ thông, chứng minh thư và đặc biệt phải có ít nhất 700USD trong ví.
Trong trường hợp không có đủ 700USD thì hãy thật bình tĩnh và nói rằng mình đã đặt chỗ ở, đi lại trước qua mạng hết và muốn sử dụng thẻ tín dụng để tiêu xài vì tiện lợi. Khi đó, cũng có thể bạn được cho phép nhập cảnh dễ dàng.
Còn nếu di chuyển bằng đường bộ sang Thái Lan du lịch thì chắc chắn bạn phải xin visa thì mới được nhập cảnh.
Đặc biệt, khi du lịch tại Thái Lan bạn phải lưu ý rằng có thể mang ngoại tệ ra khỏi đất nước này khi xuất cảnh nhưng không được mang nhiều hơn số lượng tiền đã nêu khi nhập cảnh, để chứng minh bạn sang đây để đi du lịch chứ không phải làm ăn. Khách du lịch cũng chỉ được mang tối đa 50.000 bath tiền Thái khi xuất cảnh.
-
Singapore
Khi khách du lịch Việt Nam sang Singapore hoàn toàn không cần visa và được lưu trú ở đây tối đa 30 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo nhập cảnh thuận lợi bạn cần lưu ý những điều sau.
Đầu tiên, phải chắc chắn rằng hộ chiếu phổ thông của mình còn thời hạn là 6 tháng. Sau đó, bạn phải book vé máy bay, khách sạn trước để khi kiểm tra người ta có thể xác định được mục đích của bạn tới Singapore là du lịch chứ không phải nhập cư. Hải quan sẽ kiểm tra rất nghiêm khắc về điều này, thời gian bạn lưu trú tại đây nên bạn phải thật chú ý điều này nhé.
Vé máy bay phải là vé khứ hồi hoặc vé bay từ Singgapore sang nước khác trong thời gian cho phép là tối đa 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Vé book khách sạn để kiểm tra địa chỉ tạm trú của bạn, do đó sau khi book khách sạn trước khi đi bạn nhớ in xác nhận từ phía khách sạn ra và xuất trình kèm theo vé máy bay.
Những điều này sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối khi bị kiểm tra nhập cảnh. Mặc dù hai nước Việt Nam và Singapore đã có ký kết và chính phủ Sing cũng tạo điều kiện hết sức cho công dân Việt nhưng Singapore nổi tiếng là đất nước sạch, đẹp, hòa bình và an toàn nên an ninh ở đây rất ngặt. Chỉ cần đảm bảo những điều kiện khi nhập cảnh thì bạn hoàn toàn có thể vi vu mệt nghỉ tại đất nước nổi tiếng sạch và hiện đại bậc nhất thế giới này.
-
Đảo Jeju
Đảo Jeju, hoàn đảo của những truyền thuyết, là ước ao của biết bao bạn trẻ và những người yêu thích du lịch, đặc biệt là những tín đồ của phim Hàn, nhạc Hàn. Hòn đảo xinh đẹp với vô vàn cảnh đẹp mộng mơ và lãng mạn, nơi mà bốn mùa cảnh sắc lại thay đổi kỳ diệu.
Hàn Quốc có chính sách miễn visa cho người Việt khi tới tham quan đảo Jeju, với điều kiện thủ tục cần thiết giống như các nước miễn visa khác như Thái Lan, Singapore. Còn với những địa điểm khác tại Hàn Quốc khi đi du lịch bạn vẫn phải xin visa nhé.
Có một kinh nghiệm được rút ra từ những người từng du lịch tại đảo Jeju đó là những người có lịch sử du lịch nhiều tới nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc thì sẽ dễ dàng nhập cảnh hơn là những người chưa từng đi du lịch nước ngoài hay mới đi một vài nước như Lào, Thái Lan,…rất dễ bị trả về. Khi đi cũng nên khai đi một mình thì khả năng được nhập cảnh sẽ cao hơn.
-
Một số quốc gia châu Mỹ
Cuba: bạn chỉ cần mang Hộ chiếu phổ thông là được vào Cuba
Haiti, Ecuador: 90 ngày
Vincent and the Grenadines: Quốc gia thuộc khu vực Caribe này miễn Visa cho mọi công dân trên thế giới, bạn chỉ cần xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực, vé máy bay khứ hồi là được nhập cảnh.
Quần đảo Turks và Caicos: Bạn chỉ cần có một vé máy bay khứ hồi để có thể lưu trú trong vòng 30 ngày.
Dominica: bạn chỉ cần mang Hộ chiếu phổ thông là được lưu trú 30 ngày.
Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn visa và thẻ du lịch – lưu trú 180 ngày.
Vui chơi có đảm bảo???
Du khách phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khi đi du lịch nước ngoài, một trong những vấn nạn phổ biến nhất mà du khách gặp phải là trộm cắp, ốm đau,… đến nạn nhân của các cuộc khủng bố, mại dâm,……..Mất những đồ vật quan trọng có giá trị: Mất giấy tờ, tiền bạc, hộ chiếu, thẻ tín dụng,….. là một vấn đề vô cùng nguy hiểm và khó khăn.
Xử lý sự cố khi ở nước ngoài
Mất hộ chiếu ở nước ngoài
Khi thất lạc hoặc bị mất cắp hộ chiếu còn giá trị ở nước ngoài, để đề phòng kẻ gian lợi dụng và bạn tự bảo vệ các chi tiết nhân thân của mình, bạn cần thông báo ngay việc mất hộ chiếu cho cảnh sát nước sở tại và Cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam gần nhất.
Bạn cần làm gì?
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI
(Dùng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài đề nghị cấp, sửa đổi,
bổ sung Hộ chiếu phổ thông hoặc cấp Giấy thông hành)
- Họ và tên (chữ in hoa).……………….2. Nam Nữ
- Sinh ngày……./………./………………. 4. Nơi sinh (Tỉnh/Tp, Quốc gia)………..……………………………………………………………..
- Giấy CMND VN số .. . . …… Ngày cấp……../……../………. Nơi cấp (Tỉnh,Tp)..…………
- Địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi theo giấy phép cư trú của nước sở tại).……………………….
- Số điện thoại (để liên hệ khi cần thiết)………………………….
- Địa chỉ cư trú ở trong nước trước khi xuất cảnh (ghi theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú ) :
…………………………..
- Địa chỉ nơi làm việc ở trong nước ……………………………………………………..
- Cha đẻ: họ và tên ……………………. …sinh ngày ………/………../……………….
Mẹ đẻ : họ và tên ………………………………………sinh ngày………/…………/……………….
Vợ /chồng: họ và tên………………………………….sinh ngày………/………../……………….
Địa chỉ, số điện thoại người thân để liên hệ khi cần…………………
- Hộ chiếu được cấp lần gần nhất số………………………….cấp ngày……../……../…………Cơ quan cấp…………………………..
- Nội dung đề nghị (2). ……………………………………………….
- Con dưới 14 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu (nếu có) :
Họ và tên (chữ in hoa).. ………………………Nam Nữ
Sinh ngày……/……./……….. Nơi sinh (Tỉnh/Tp, Quốc gia)..…………………
14. Giấy tờ (bản sao/ chụp) nộp kèm theo : ………………… |
……………………………………………….
Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật ./.
Làm tại…………………….ngày…… tháng….. năm……..
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
_________________________________________________________________________
Chú thích:
(1) : Nộp 02 ảnh, dán 01 ảnh vào khung, 01 ảnh để rời;
(2) : Ghi cụ thể theo nội dung thích hợp sau đây: Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu; đề nghị cấp lại hộ chiếu (do mất / hết hạn / tách cấp riêng hộ chiếu cho con); đề nghị cấp đổi hộ chiếu; đề nghị thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh / số giấy CMND trong hộ chiếu; đề nghị bổ sung con dưới 14 tuổi vào hộ chiếu của cha /mẹ; đề nghị sửa đổi nơi sinh trong hộ chiếu; đề nghị cấp Giấy thông hành để về nước.
Nạn nhân của buôn bán phụ nữ, trẻ em
Bạn cần làm gì ?
· Tìm mọi cách liên hệ, gọi điện thoại tới Cơ quan Đại diện Việt Nam tại địa bàn hoặc gọi cho gia đình thông báo bạn đang bị giam giữ ở đâu, địa chỉ chính xác (Miêu tả ngôi nhà, tòa nhà bạn bị giam, đặc điểm nổi bật, dễ tìm kiếm của các tòa nhà lân cận, số nhà, tên khách sạn/nhà hàng, tên đường/phố, quận/huyện, tỉnh/thành phố và số điện thoại). Gia đình bạn cần liên hệ với Phòng Lãnh sự ngoài nước, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) theo số điện thoại (+84) 981.84.84.84. Địa chỉ hòm thư: baohocongdan@gmail.com · Tìm mọi cách thoát thân đến trình báo với cảnh sát địa phương hoặc Cơ quan Đại diện Việt Nam. Cơ quan Đại diện Việt Nam có thể làm gì giúp bạn? · Đề nghị cảnh sát địa phương giúp giải cứu bạn khỏi hang ổ của bọn buôn người. · Hướng dẫn hoặc giúp bạn điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai dùng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về, gửi email về Cục Lãnh sự (theo địa chỉ cls.mfa@mofa.gov.vn và Cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam nơi bạn đang có mặt đồng thời kèm theo 02 ảnh cỡ 4×6 cm; · Qua khâu xác minh, phỏng vấn, kiểm tra thông tin hoặc tài liệu do cảnh sát địa phương cung cấp, nếu xác định được bạn là công dân Việt Nam và thực sự là nạn nhân, Cơ quan Đại diện Việt Nam sẽ hỗ trợ hoặc thu xếp chỗ ở cho bạn, đồ ăn, nước uống, vật dụng sinh hoạt cần thiết, cấp Thông hành và thu xếp cho bạn về nước trong thời gian sớm nhất. |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ảnh mới chụp
|
TỜ KHAI
Dùng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về
(Theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 08/5/2008)
- Họ và tên (viết chữ in hoa): …………….2. Giới tính: ……………
Các tên khác (nếu có): ………………….
- Sinh ngày: ……/……./……….. 4. Nơi sinh: ………………….
- Dân tộc: ………………….. 6. Quốc tịch: ………………………..
- Nơi thường trú trước khi ra nước ngoài (ghi rõ số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố hoặc thôn, xã, huyện, tỉnh): ……………….
- Rời Việt Nam ngày: …../……/…… bằng phương tiện: …….. qua cửa khẩu: …………..
Giấy tờ đã sử dụng để xuất cảnh (nếu có): …………. số: …………….
ngày cấp: ……/……/…….. cơ quan cấp: …………………
- Tóm tắt hoàn cảnh, quá trình bị bán ra nước ngoài (ghi rõ những thông tin nắm được về các đối tượng đã thực hiện việc mua bán người): ………………………………..
- Nay xin về thường trú với ai, ở đâu (ghi cụ thể họ tên, địa chỉ và quan hệ):
…………………..
- Trẻ em cùng về (ghi rõ họ tên, giới tính, ngày và nơi sinh, quốc tịch, quan hệ):
………………….
- Tình trạng sức khỏe:………………..
Làm tại …………… ngày … tháng ….. năm ……. Người khai (ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú: Mỗi người khai 01 bản; trẻ em dưới 14 tuổi cùng về thì khai chung vào tờ khai và dán ảnh (cỡ 3x4cm) vào phía dưới tờ khai.
Nạn nhân của các tội phạm khác
Nếu bạn là nạn nhân của vụ trộm cắp hoặc lừa đảo
Nếu bạn là nạn nhân của bắt cóc, khủng bố Bạn hãy bình tĩnh tìm cách thoát thân hoặc thông báo cho Cơ quan Đại diện Việt Nam gần nhất hoặc gia đình ở Việt Nam liên hệ với Phòng Lãnh sự ngoài nước, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để hướng dẫn Cơ quan Đại diện xử lý. Cơ quan Đại diện có thể làm gì giúp bạn ?
Nếu bạn cần sự giúp đỡ khẩn cấp, hãy khai theo đơn hoặc cho người thân đang ở nước ngoài để thông tin cho Cục Lãnh sự (theo địa chỉ email: cls.mfa@mofa.gov.vn) và các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài biết yêu cầu và có các biện pháp giúp đỡ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ NGƯỜI THÂN Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
Số 40, Phố Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3843 0470 hoặc 04. 3848 9064
Fax: 04. 3823 6928
Đồng kính gửi: Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh/ Thành phố
Họ và tên người yêu cầu ( viết bằng chữ in hoa): ……………
Ngày sinh:………
Địa chỉ đăng ký thường trú: Thôn, Xóm (Số nhà)………………
Xã (Phường)………… Quận (Huyện)………………Tỉnh (Thành phố)………
Số Giấy CMND:……… Ngày cấp………Nơi cấp………
Điện thoại liên hệ:………………………
Quan hệ với người đang ở nước ngoài cần được giúp đỡ:……………
Do hoàn cảnh gia đình tôi quá khó khăn, không có đủ khả năng tài chính ngay để đưa thân nhân về nước, vì vậy tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Quỹ bảo hộ công dân và Cơ quan đại diện Việt Nam tại………………. giúp đỡ người thân của tôi có tên dưới đây đang gặp rủi ro, hoạn nạn ở nước ngoài để có thể sớm trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.
Họ và tên người cần được giúp đỡ:……………………
Ngày sinh:………… Nơi sinh: ……………
Số hộ chiếu hoặc CMND…………… Ngày cấp:…………… Nơi cấp: …………………
Xuất cảnh Việt Nam ngày…………… Hiện đang ở nước: ……………
Địa chỉ và điện thoại liên hệ: …………………………
Mục đích ra nước ngoài: ………………………………
Lý do cần được giúp đỡ: ………………………………
Tôi xin cam đoan sẽ hoàn trả đầy đủ cho UBND tỉnh/ Thành phố…………… trước ngày
Số tiền mà Cơ quan đại diện Việt Nam đã tạm ứng giúp đỡ, đưa thân nhân của tôi về nước.
Làm tại ………… ngày …….tháng……năm 200…
Xác nhận đồng ý của Văn phòng
UBND tỉnh/ thành phố……………….. (Chánh/ Phó Văn phòng ký tên, đóng dấu) |
Người đề nghị (Ký và ghi rõ họ, tên) |
Ốm đau hoặc tai nạn ở nước ngoài
Trước khi ra nước ngoài ngắn hạn, bạn nên mua loại sản phẩm bảo hiểm phù hợp với thời gian ở nước ngoài của bạn. Công ty bảo hiểm của bạn sẽ trả mọi chi phí nếu rủi ro xảy ra với bạn. Nếu bạn bị ốm hoặc bị nạn ở nước ngoài, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để khám hoặc kiểm tra nếu bạn cảm thấy cần thiết.
Bạn nên biết rằng các cơ sở y tế ở nước ngoài, có nhiều điểm khác biệt với các cơ sở y tế tại Việt Nam. Đặc biệt, các dịch vụ khám chữa bệnh ở những nước phát triển là rất đắt đỏ so với ở Việt Nam. Nhập viện ở nước ngoài Nếu không may bạn phải nằm viện ở nước ngoài, bạn nên liên hệ với Cơ Quan Đại Diện Việt Nam gần nhất. Cơ Quan Đại Diện có thể làm gì giúp bạn?
Những việc Cơ Quan Đại Diện không thể giúp bạn :
Nếu bạn cần sự giúp đỡ khẩn cấp, hãy khai theo đơn hoặc cho người thân đang ở nước ngoài để thông tin cho Cục Lãnh sự (theo địa chỉ email: cls.mfa@mofa.gov.vn) và các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài biết yêu cầu và có các biện pháp giúp đỡ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
=====================
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ NGƯỜI THÂN Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi : Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao)
Số 40, phố Trần Phú, quận Ba Đình,
Hà Nội
Fax: 04/3823.6928. ĐT : 04/3843.0470
Họ và tên người làm đơn : ………………Nam/Nữ…………
Địa chỉ hiện đang cư trú : Số nhà/thôn :……..………… Đường/phố……………. Xã/phường……………………..
Quận/huyện………………Tỉnh/thành phố…………
Số CMND………………Ngày cấp………………Nơi cấp : C.A………
Số điện thoại liên hệ : ……………………
Tôi làm đơn này, trân trọng đề nghị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao giúp đỡ người thân của tôi với những chi tiết nhân thân như sau, hiện đang gặp khó khăn, rủi ro, tai nạn ở nước ngoài nhưng bản thân và gia đình không thể tự khắc phục được.
Họ,tên người ở nước ngoài cần được giúp đỡ : ……………
Ngày sinh : ……/……/………………. Nơi sinh :…………
Số hộ chiếu : ……………….Ngày cấp……/…/…… Cơ quan cấp……….
Quan hệ với người làm đơn :………………………
Tình trạng hiện nay của người thân ở nước ngoài (ghi rõ bị mất hộ chiếu, bị tai nạn, ốm đau, chết, bị giam, giữ, bị tù, nằm viện…) :
………………………………………………………
Địa chỉ liên hệ chính xác của người ở nước ngoài (ghi bằng tiếng nước ngoài) :
……………………………………………………………
Điện thoại : ………………………
Yêu cầu giúp đỡ cụ thể (ghi rõ nhờ chuyển tiền mua vé máy bay, trả tiền viện phí…)
…………………………………………………………
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật./.
………….Ngày………..tháng………năm 20….
Người làm đơn
(ký ghi rõ họ, tên)
Xử lý công dân chết ở nước ngoài
Đây là thông tin quan trọng đối với bạn nếu bạn có bạn bè hoặc người thân chết khi đang ở nước ngoài.
Nếu bạn đang ở Việt Nam và có người thân hoặc bạn bè chết khi đang ở nước ngoài, bạn có thể liên hệ với Phòng Bảo hộ Công dân và Pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), số 40, phố Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội, theo số điện thoại (+84) 981.84.84.84. Địa chỉ hòm thư: baohocongdan@gmail.com. Nếu bạn đang ở nước ngoài, bạn cần liên hệ với Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Việt Nam gần nhất. Bạn có thể tìm địa chỉ các Cơ quan Đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài Bạn cần làm gì? · Bạn cần biết rằng, việc đăng ký khai tử thường được thực hiện bởi cơ quan hộ tịch nước ngoài nơi có người chết. Bạn cần làm như sau : · Cung cấp giấy tờ của bạn và của người chết (như hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân) cho cơ quan đăng ký. · Nếu bạn muốn đưa thi hài (xác chết) hoặc di hài (lọ tro) về Việt Nam an táng, bạn cần có các giấy tờ sau đây do cơ quan thẩm quyền nước chủ nhà cấp: Đối với thi hài: 1) Giấy chứng tử. 2) Giấy chứng nhận kiểm dịch thi hài (không phải chết do bệnh truyền nhiễm). 3) Giấy chứng nhận bảo quản thi hài đúng quy chuẩn vận chuyển hàng không quốc tế (quan tài 3 lớp : vải, gỗ, kẽm). Đối với lọ tro: 1) Giấy chứng tử; 2) Giấy chứng nhận hỏa thiêu; 3) Giấy chứng nhận kiểm dịch (Ở một số nước, giấy này và giấy chứng nhận hỏa thiêu là một). Khi có đủ các giấy tờ trên, bạn đến Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam gần nhất và xin đừng quên mang theo hộ chiếu của bạn. Cơ Quan Đại Diện có thể làm gì giúp bạn ? · Cấp giấy phép vận chuyển thi hài/di hài nhập cảnh Việt Nam. · Dịch sang tiếng Việt các giấy tờ phía nước ngoài cấp để xuất cảnh thi hài/di hài và hợp pháp hóa các giấy tờ này phục vụ cho việc kiểm dịch khi nhập cảnh Việt Nam. · Nếu bạn yêu cầu, Cơ Quan Đại Diện sẽ cấp cho bạn Giấy chứng tử theo mẫu của Việt Nam để tiện sử dụng trong nước. · Giới thiệu cho bạn địa chỉ công ty mai táng, hỏa táng và vận chuyển thi hài/di hài. · Nếu phiên dịch tiếng Việt không có, Cơ Quan Đại Diện có thể thu xếp cử cán bộ biết tiếng nước sở tại giúp phiên dịch cho bạn. · Nếu người chết đang đi du lịch theo tour thì chính công ty tổ chức tour sẽ phải thông báo và thường xuyên liên hệ với thân nhân của người chết. Nếu người chết là du học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh thì nhà trường nơi người chết học tập, nghiên cứu sẽ phải thông báo cho gia đình nạn nhân hoặc cơ quan, tổ chức cử người đó ra nước ngoài. Nếu bạn là người lao động, nhà máy, công xưởng nơi bạn làm việc sẽ thông báo cho công ty phái cử bạn ra nước ngoài để giải quyết hậu sự theo hợp đồng. · Nếu Cơ Quan Đại Diện nhận được thông tin về công dân Việt Nam bị chết ở nước ngoài mà chưa có người thừa nhận, sẽ thông báo ngay về Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để đưa thông tin lên mạng tại Mục “Tìm kiếm thân nhân” và đề nghị cơ quan công an giúp tìm kiếm thân nhân người chết càng nhanh càng tốt. Những việc Cơ Quan Đại Diện không thể làm : · Không thể chi trả các chi phí cho việc chôn cất, hỏa táng hoặc hồi hương thi hài/di hài người chết, nhưng có thể giúp chuyển tiền từ người thân, bạn bè ở Việt Nam để trả cho các chi phí nêu trên thông qua Quỹ Bảo Hộ Công Dân.. · Không thể giúp điều tra về nguyên nhân chết. Nếu bạn cần sự giúp đỡ khẩn cấp, hãy khai theo đơn hoặc cho người thân đang ở nước ngoài để thông tin cho Cục Lãnh sự (theo địa chỉ email: cls.mfa@mofa.gov.vn) và các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài biết yêu cầu và có các biện pháp giúp đỡ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
=====================
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ NGƯỜI THÂN Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi : Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao)
Số 40, phố Trần Phú, quận Ba Đình,
Hà Nội
Fax: 04/3823.6928. ĐT : 04/3843.0470
Họ và tên người làm đơn : ………………Nam/Nữ…………
Địa chỉ hiện đang cư trú : Số nhà/thôn :……..……… Đường/phố…………. Xã/phường……………………
Quận/huyện……………Tỉnh/thành phố………………
Số CMND………………Ngày cấp………………Nơi cấp : C.A……………..
Số điện thoại liên hệ : …………………
Tôi làm đơn này, trân trọng đề nghị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao giúp đỡ người thân của tôi với những chi tiết nhân thân như sau, hiện đang gặp khó khăn, rủi ro, tai nạn ở nước ngoài nhưng bản thân và gia đình không thể tự khắc phục được.
Họ,tên người ở nước ngoài cần được giúp đỡ : …………………
Ngày sinh : ……/……/………… Nơi sinh :………………
Số hộ chiếu : ………….Ngày cấp……/…/…… Cơ quan cấp……….
Quan hệ với người làm đơn :…………………………
Tình trạng hiện nay của người thân ở nước ngoài (ghi rõ bị mất hộ chiếu, bị tai nạn, ốm đau, chết, bị giam, giữ, bị tù, nằm viện…) :
………………………………………………
Địa chỉ liên hệ chính xác của người ở nước ngoài (ghi bằng tiếng nước ngoài) :
…………………………………………………………………
Điện thoại : ………………………
Yêu cầu giúp đỡ cụ thể (ghi rõ nhờ chuyển tiền mua vé máy bay, trả tiền viện phí…)
…………………………………………………
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật./.
………….Ngày………..tháng………năm 20….
Người làm đơn
(ký ghi rõ họ, tên)
Bị bắt, giam giữ, bị tù ở nước ngoài
Nếu vi phạm pháp luật nước ngoài (trộm cắp, mua hàng tự động không trả tiền, ở quá thời hạn visa, làm việc chui, vi phạm luật lệ giao thông, lấy áo phao trên máy bay …) bạn đều có thể bị bắt, bị phạt tù, phạt tiền.
Bạn cần làm gì?
- Bạn có thể yêu cầu được gặp viên chức lãnh sự của Việt Nam.
- Cần chứng minh bản thân vô tội (nếu bị oan).
Cơ Quan Đại Diện có thể làm gì giúp bạn?
- Đến thăm bạn để nghe bạn trình bày nguyện vọng.
- Can thiệp nếu bạn bị oan sai.
- Bảo hộ những quyền lợi chính đáng của bạn trong khi bị giam giữ, bị tù như : được đối xử nhân đạo, không bị tra tấn, đánh đập, nhục hình, ốm đau được chữa bệnh, xét xử phải có luật sư, phiên dịch tiếng mà bạn hiểu.
- Cung cấp danh sách luật sư để bạn lựa chọn và tự ký hợp đồng thuê, trả tiền.
- Thông báo cho gia đình, thân nhân trong nước biết về tình hình của bạn.
- Cấp Thông hành cho bạn về nước khi mãn hạn tù.
- Giúp chuyển tiền cho bạn để nộp tiền phạt, tiền thuê luật sư …từ người thân, bạn bè ở Việt Nam thông qua Qũy Bảo Hộ Công Dân.
Nếu bạn cần sự giúp đỡ khẩn cấp, hãy khai theo đơn hoặc cho người thân đang ở nước ngoài để thông tin cho Cục Lãnh sự (theo địa chỉ email: cls.mfa@mofa.gov.vn) và các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài biết yêu cầu và có các biện pháp giúp đỡ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
=====================
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ
Kính gửi : Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Việt Nam
Tại ……………
Tôi là công dân Việt Nam, hiện đang gặp khó khăn, rủi ro, tai nạn ở nước ngoài, bản thân tôi đã liên hệ với gia đình bạn bè, nhưng không thể tự khắc phục được, vì vậy, tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Việt Nam giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn hiện nay :
Họ,tên (ghi đúng trong hộ chiếu): ………………………Nam/Nữ……
Ngày sinh : ……/……/…….. Nơi sinh :……………
Số hộ chiếu : ……… .Ngày cấp……/…/…… Cơ quan cấp…………..……
Tình trạng hiện nay của bàn thân (ghi rõ bị mất hộ chiếu, bị tai nạn, ốm đau, bị giam, giữ, bị tù, nằm viện…) :
………………………………………
Địa chỉ liên hệ chính xác ở nước ngoài (ghi bằng tiếng nước ngoài) :
…………………………………………………………………………………
Điện thoại : ………………
Yêu cầu giúp đỡ cụ thể:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Họ, tên người thân ở trong nước : ………………Nam/Nữ…………
Địa chỉ hiện đang cư trú : Số nhà/thôn :……..…………… Đường/phố………………. Xã/phường…………………
Quận/huyện…………………Tỉnh/thành phố………………
Quan hệ với người làm đơn :……………….
Số điện thoại liên hệ : …………………
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật./.
………..ngày………..tháng………năm 20….
Người làm đơn
(ký ghi rõ họ, tên)
Lời kết
Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch nước ngoài của người Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Các cuộc khảo sát về xu hướng du lịch của người Việt chỉ ra rằng những chuyến du lịch nước ngoài ngày càng thịnh hành và được ưa chuộng hơn. Nhưng một lời khuyên là nên du lịch tại những nước miễn Visa cho người Việt Nam trước như những quốc gia trong khố ASEAN, Đông Nam Á…………… Khi bạn đã có lịch sử đi du lịch tốt thì đây chứng là căn cứ để phỏng vấn xin VISA đối với những quốc gia khó hơn.