Tỷ lệ % thương tật đối với vùng ngực, tổn thương tim mạch

Tỷ lệ % thương tật khi bị đánh vùng ngực, tổn thương tim mạch, bị tấn công, cố ý gây thương tích, hậu quả do tai nạn.

Khi mâu thuẫn xảy ra, thương tích là không thể tránh khỏi, tuy nhiên những tổn thương vào vùng ngực và hệ tim mạch lại đặc biệt rất khó để nhận biết, vậy căn cứ vào đâu để tính thương tích đã đủ 11% hay chưa mà phân biệt tội phạm hay chỉ là vi phạm hành chính.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương vùng ngực, hệ tim mạch được ghi nhận như sau:

 

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIM MẠCH

Tổn thương hệ Tim Mạch

Tỷ lệ thương tật (%)

I. Tổn thương Tim

1. Vết thương tổn thương van tim, cơ tim, vách tim

 
1.1. Đã điều trị ổn định, chưa có biến chứng 31 – 35
1.2. Có biến chứng nội khoa (Loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất…)
1.2.1. Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả 36 – 40
1.2.2. Suy tim độ I kèm các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa không kết quả phải đặt máy tạo nhịp 41 – 45
1.2.3. Suy tim độ II 41 – 45
1.2.4. Suy tim độ II kèm các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa không kết quả phải đặt máy tạo nhịp 46 – 50
1.2.5.Suy tim độ III hoặc rối loạn nhịp tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp 61 – 63
1.2.6. Suy tim độ IV 71 – 73
2. Rối loạn nhịp tim sau chấn thương
2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt 21 – 25
2.2. Điều trị nội khoa không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp
2.2.1. Kết quả tốt 36 – 40
2.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt 51 – 55
2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 71
3.Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương
3.1. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF < 60%) 31 – 35
3.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) 41 – 45
3.3. Thủng màng ngoài tim phẫu thuật đạt kết quả tốt 11-15
3.4. Thủng màng ngoài tim sau phẫu thuật có biến chứng dày dính màng ngoài tim hoặc viêm màng ngoài tim (Áp dụng mục 3.1 và 3.2).
4. Dị vật màng ngoài tim
4.1. Chưa gây tai biến 21 – 25
4.2. Có tai biến phải phẫu thuật
4.2.1. Kết quả tốt (50% ≤ EF ≤ 60%) 36 – 40
4.2.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) 41 – 45
5. Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim
5.1. Chưa gây tai biến 41 – 45
5.2. Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim …)
5.2.1. Kết quả điều trị ổn định từng đợt 61 – 63
5.2.2. Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng 81
Ghi chú: Nếu các tổn thương ở Mục 2, 3, 4, 5 có suy tim thì tính tỷ lệ theo mức độ suy tim ở Mục 1.2.  
6. Tổn thương trung thất  
6.1. Dị vật trung thất không có biến chứng 16-20
6.2. Áp xe trung thất do dị vật phải điều trị  
6.2.1. Kết quả tốt không có biến chứng 41-45
6.2.2. Các biến chứng thì cộng lùi với mục tương ứng
II. Tổn thương Mạch  
1. Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động – tĩnh mạch chủ
1.1. Chưa phẫu thuật 31 – 35
1.2. Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật
1.2.1. Kết quả tốt 51 – 55
1.2.2. Kết quả hạn chế có biến chứng một cơ quan 61 – 63
1.2.3. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại 81
1.2.4. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, không có chỉ định mổ lại 81
1.2.5. Nếu tổn thương như các Mục 1.2.2; 1.2.3; 1.2.4 mà gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì khi tính tỷ lệ sẽ cộng thêm (cộng lùi) các tỷ lệ tương ứng
2. Vết thương mạch máu lớn (Động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi)
2.1. Ở các chi, đã xử lý
2.2.1. Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch 7 – 10
2.2.2. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động  mạch chi phối một đến hai chi 11 – 15
2.2.3. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động  mạch chi phối từ ba chi trở lên 21 – 25
2.2.4. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi 21 – 25
2.2.5. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên 31 – 35
2.2.6. Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi thì tính tỷ lệ phần chi cắt cụt tương ứng
2.3. Vết thương động mạch cảnh
2.3.1. Chưa có rối loạn về huyết động 21 – 25
2.3.2. Có rối loạn về huyết động còn bù trừ 41 – 45
2.3.3. Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối (Tỷ lệ tính theo các di chứng)
3. Vết thương các mạch máu cỡ trung bình (mạch máu ở cẳng tay, bàn tay; cẳng chân, bàn chân) đã xử lý:
3.1. Kết quả tốt không có biểu hiện thiếu máu nuôi dưỡng bên dưới 4 – 6
3.2. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nhẹ 11 – 15
3.3. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ trung bình 16 – 20
3.4. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nặng 21 – 25
4. Hội chứng Wolkmann

(Co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay).

Tính theo tỷ lệ các ngón bị tổn thương theo tỷ lệ tổn thương tương ứng của hệ cơ xương khớp.

5. Giãn tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương)
5.1. Giãn tĩnh mạch 11 – 15
5.2. Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét 21 – 25
5.3. Biến chứng viêm tắc gây loét 31 – 35
6. Ghép mạch cỡ trung bình (lấy tĩnh mạch làm động mạch) 11 – 15
1900.0191