Vai trò của Việt nam khi tham gia điều ước quốc tế trong lĩnh vực hợp tác thương mại

Vai trò của Việt nam khi tham gia điều ước quốc tế trong lĩnh vực hợp tác thương mại


Vai trò của Việt nam khi tham gia điều ước quốc tế trong lĩnh vực hợp tác thương mại
Vai trò của Việt nam khi tham gia điều ước quốc tế trong lĩnh vực hợp tác thương mại

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tận dụng và khai thác khá thành công các lợi ích và cơ hội, nhờ đó Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế trong nước, và có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của quốc tế. Để nhận xét cụ thể vai trò của việc Việt nam tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hợp tác thương mại, ta có thể đi theo hai hướng đó là sự tác động vào môi trường trong nước và môi trường quốc tế bên ngoài.

*Vai trò của việc Việt nam tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hợp tác thương mại đối với các doanh nghiệp trong nước:

– Ta có một thuận lợi hết sức quan trọng là ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam lập tức được hưởng sự đối xử bình đẳng trong thương mại và mở cửa thị trường của 150 nước thành viên. Các hàng rào thuế quan phi WTO mà hàng hoá Việt Nam bị áp đặt một cách bất lợi bị bãi bỏ, nhờ đó Việt Nam có thể tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường các nước thành viên. Mặt khác, với việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường Việt Nam và do yêu cầu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng rất mạnh. Phát triển mạnh của hoạt động xuất nhập khẩu những năm qua là động lực thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ ăn theo và, do vậy, góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trên tổng GDP là trên 170 %.

– Việc nhập WTO mở ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam thu hút các luồng vốn đầu tư cả từ trong lẫn ngoài nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhờ lợi thế về nguồn nhân công, đất đai, tài nguyên còn rẻ và trong bối cảnh một thị trường Việt Nam đầy tiềm năng khá mở và và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện thông qua những chính sách và biện pháp hấp dẫn, Việt Nam trở thành một điểm sáng đối với các nhà đầu tư. Trong 3 năm qua, Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cho đến cuối 2005, Việt Nam đã thu hút được tổng số khoảng trên 70 tỷ USD vốn đăng ký. Riêng mấy năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI vào Việt Nam tăng vọt từ 12 tỷ USD năm 2006 lên 21 tỷ USD năm 2007 và 64 tỷ USD năm 2008

– Hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc gia nhập WTO, cũng đồng thời đưa Việt Nam vào một quá trình phân công lao động quốc tế trên cơ sở phát huy các lợi thế của từng nước. Quá trình này tất yếu thúc đẩy việc tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Thực tế cho thấy, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng và tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm dần. Một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, dày da, điện tử có xuất khẩu mạnh và tiêu thụ nhiều ở trong nước đã phát triển rất nhanh trong mấy năm gần đây.

– Các mặt quan trọng của kinh tế vĩ mô (tài chính, ngân hàng, tiền tệ) ở Việt Nam phát triển tương đối nhanh và cơ bản được duy trì trong giới hạn ổn định, hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù chịu tác động mạnh của thiếu hụt mạnh trong cán cân thương mại và thanh toán quốc tế, của giá cả tăng cao và bội chi ngân sách thường xuyên, song lạm phát đã được kiểm soát và duy trì cơ bản ở mức dưới hai con số, do vậy nhìn chung không gây nhiều tác động tiêu cực lớn cho các hoạt động kinh tế và xã hội.

* Vai trò của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác thương mại quốc tế:

 ASEAN hiện tại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trên cả EU, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Với lợi thế là một khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN đã và đang có mức tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng  từ 2,9 tỷ USD năm 2003 lên tới 8,9 tỷ USD năm 2009. Năm 2009, ta đã xuất khẩu sang Sing-ga-po, Thái Lan, Phil-lip-pin và Cam-pu-chia đều đã đạt trên 1 tỷ USD. Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này.

Việt Nam đã là nhà xuất khẩu thủy sản, cà phê hàng đầu thế giới. Từ những mặt hàng nông sản sơ chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thô có hàm lượng chế tác thấp, ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nông sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định. Đến năm 2010, nước ta đã giảm thuế nhập khẩu cho 10054 dòng thuế xuống mức 0-5% theo CEPT/AFTA, chiếm 97,8% số dòng thuế trong biểu thuế, trong đó có 5488 dòng thuế ở mức thuế suất 0%. Nước ta cũng tham gia hợp tác một cách toàn diện cùng các nước ASEAN khác từ các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông, đến các lĩnh vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước trong khu vực nhưng Việt Nam là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC.

Một thế mạnh khác của Việt Nam là hơn 60% dân số ở độ tuổi dưới 30 và với tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong các nước khu vực; như vậy, Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh nhu cầu tiêu dùng trong nước và có nhiều cơ hội đầu tư hơn.

Trong tương lai, Việt Nam dự đính sẽ cố gắng tăng thêm năng lực cạnh tranh thương mại trong và ngoài nước, cụ thể là nâng cấp chính sách giáo dục để tăng giá trị gia tăng của nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng cơ sở vật chất đúng mức qua đó giảm giá thành sản xuất và chi phí vận chuyển.

* Vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hợp tác thương mại:

Việt Nam đã góp phần thúc đẩy một cách thực chất việc kết nối ASEAN, tiến tới hình thành cộng đồng Kinh tế, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN vào 2015 (Cộng đồng Kinh tế-AEC, Cộng đồng An ninh – Chính trị và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội).

Chính sự chủ động, dẫn dắt khéo léo của Việt Nam đã tạo nên sự đồng thuận cao trong nội khối ASEAN, và với các đối tác. Từ đó, các nước đã thông qua kế hoạch tổng thế Kết nối ASEAN, một trong ba văn kiện quan trọng của hội nghị cấp cao ASEAN cuối cùng trong năm 2010.

Trong đó, theo sáng kiến của Việt Nam, kế hoạch Kết nối này đã đề ra những chiến lược, biện pháp cụ thể, quyết định sớm thành lập quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN. Đồng thời, nhiều đối tác của ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand đã khẳng định sẽ đóng góp vào các quỹ hợp tác châu Á, tiếp tục cấp ODA cho ASEAN…

Cộng đồng kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra những cơ hội và cả thách thức chưa có tiền lệ đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân nước ta. Nhưng thách thức và cơ hội luôn vận động, biến đổi rất nhanh trong bối cảnh hội nhập của khu vực. Chỉ với sự chung sức của cộng động, sự quan tâm thỏa đáng của nhà nước, Việt Nam mới chắc chắn tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn trên con đường phát triển của mình.


1900.0191