Hợp đồng thuê nhà không có công chứng – chứng thực

Hiện nay, ở một số thành phố lớn, hoạt động thuê nhà diễn ra ngày càng nhiều và trở nên phổ biến. Mọi người thuê nhà với nhiều mục đích khác nhau: để ở, để làm trụ sở công ty, cửa hàng buôn bán, kho chứa hàng… Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động thuê nhà thì không phải ai cũng hiểu rõ. Theo quy định tại Điều 492 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về Hình thức hợp đồng thuê nhà ở: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Trên thực tế,  hoạt động thuê nhà thường có thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên, rất ít trường hợp thuê nhà trong thời gian ngắn hạn dưới 6 tháng. Câu hỏi đặt ra, đó là: Các hợp đồng thuê nhà từ 6 tháng trở lên có bao nhiêu hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực và đăng ký? Tình trạng không thực hiện đúng hình thức hợp đồng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, do sự kém hiểu biết của đa số người dân là bên cho thuê, coi nhẹ việc thực hiện hợp đồng và có thể có ý nghĩ cho rằng điều quan trọng là việc thỏa thuận giữa hai bên.

Thứ hai, bên cho thuê hiểu về quy định này, tuy nhiên việc thực hiện theo quy định sẽ kéo theo nhiều vấn đề ảnh hướng đến kinh tế của họ. Khi hợp đồng thuê nhà được công chứng hay chứng thực và đăng ký, cơ quan có thẩm quyền sẽ quản lý được các vấn đề: thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp… Lợi nhuận phát sinh từ việc cho thuê nhà, cá nhân hay tổ chức sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Vấn đề đặt ra: Làm thế nào để cơ quan Nhà nước kiểm tra, rà soát, khắc phục được tình trạng này để điều chỉnh quy định của pháp luật phù hợp hơn với đời sống nhân dân.

Tham khảo thêm:

1900.0191