Mẫu Báo cáo kết quả thăm dò khai thác trữ lượng khai thác nước dưới đất

Mẫu số 07/NDĐ, Mẫu số 08/NDĐ: BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Mẫu số 07/NDĐ

 

 

(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)

—————–

 

 

(Trang bìa trong)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ
TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

…………… (1)

 

(Đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3000 m3/ngày đêm)

 

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP

 

Ký, (đóng dấu nếu có)

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO

 

Ký, đóng dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, tháng…./năm….

 

 

(1) Ghi tên công trình thăm dò, địa điểm và quy mô thăm dò.

 

Mở đầu:

Nêu tóm tắt: cơ sở pháp lý của việc thăm dò nước dưới đất (các quyết định đầu tư, phê duyệt dự án khả thi, quyết định phê duyệt đề án thăm dò và giấy phép thăm dò do cơ quan có thẩm quyền cấp); mục đích thăm dò, phạm vi thăm dò, tầng chứa nước thăm dò, thời gian thi công thăm dò, thời gian kết thúc; đơn vị thi công thăm dò; cơ sở tài liệu lập báo cáo và đơn vị lập báo cáo…

Chương 1: sơ lược điều kiện địa lý tự nhiên khu vực thăm dò

  1. Vị trí địa lý
  2. Địa hình, địa mạo
  3. Khí tượng, thủy văn
  4. Dân sinh – kinh tế.

Chương 2: khối lượng các hạng mục công tác thăm dò đã thực hiện

  1. Công tác điều tra, khảo sát thực địa:
  2. Công tác khoan và kết cấu giếng:
  3. Công tác bơm rửa và hút nước thí nghiệm:
  4. Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu:

…………………………………………………………

(mô tả khối lượng, chất lượng từng hạng mục công tác thăm dò đã thực hiện theo đề án được phê duyệt).

Chương 3: đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực thăm dò

  1. Mô tả đặc điểm chung các tầng chứa nước trong khu vực: diện tích, chiều sâu phân bố, thành phần thạch học, đặc tính chứa nước, dẫn nước, chiều sâu mực nước, biến đổi mực nước, chất lượng nước; các lớp thấm nước yếu và cách nước: diện tích, chiều sâu phân bố, thành phần thạch học, thành phần hạt, đánh giá mức độ cách nước.
  2. Đánh giá mức độ chứa nước qua tài liệu bơm hút nước thí nghiệm.
  3. Chất lượng nước dưới đất và nước mặt.

Chương 4: tính toán  trữ lượng khai thác nước dưới đất

  1. Tính thông số địa chất thuỷ văn theo tài liệu hút nước.
  2. Tính toán hiệu suất giếng theo tài liệu bơm giật cấp (nếu có bơm giật cấp).
  3. Dự kiến sơ đồ khai thác và tính trữ lượng khai thác:
  • Hiện trạng khai thác nước

     

  • Lựa chọn lưu lượng giếng khai thác

  • Bố trí công trình khai thác

  • Tính toán, dự báo mực nước hạ thấp tại các giếng khai thác dự kiến và các giếng đang khai thác xung quanh.

Chương 5: đánh giá chất lượng  nước và dự báo biến đổi chất lượng nước

  1. Đánh giá chất lượng nước về các mặt vật lý, hoá học, vi sinh, nhiễm bẩn.
  2. Đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế tới chất lượng nguồn nước dưới đất và ảnh hưởng của việc khai thác nước tới môi trường (như xâm nhập mặn, gia tăng nhiễm bẩn…).

Kết luận và kiến nghị:

  • Kết luận về số lượng và chất lượng nguồn nước: (theo mục tiêu trữ lượng và chất lượng đặt ra trong đề án).

     

  • Phân cấp trữ lượng khai thác:

  • Kiến nghị sơ đồ khai thác, lưu lượng giếng, chế độ, thời gian khai thác và các chỉ tiêu chất lượng nước cần xử lý, đới bảo vệ vệ sinh…

Các Phụ lục kèm theo báo cáo:

  1. Bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thủy văn khu vực tỷ lệ 1: 50.000 – 1: 25.000
  2. Sơ đồ bố trí công trình thăm dò nước dưới đất tỷ lệ 1: 25.000 – 1: 10.000 hoặc lớn hơn.
  3. Hình trụ các lỗ khoan thăm dò, quan trắc.
  4. Kết quả hút nước thí nghiệm và quan trắc mực nước.
  5. Kết quả phân tích chất lượng nước.
  6. Kết cấu giếng khai thác và kết quả bơm giật cấp nếu việc thăm dò có kết hợp lắp đặt giếng khai thác.
  7. Kết quả đo địa vật lý (nếu có).

 

Mẫu số 08/NDĐ

 

 

(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)

—————–

 

 

(Trang bìa trong)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ
TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

…………… (1)

 

(Đối với công trình có lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm trở lên)

 

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP

Ký, (đóng dấu nếu có)

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO

Ký, đóng dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, tháng…./năm….

 

 

(1) Ghi tên công trình thăm dò, địa điểm và quy mô thăm dò.

 

Mở đầu:

Nêu tóm tắt cơ sở pháp lý của việc thăm dò nước dưới đất (các quyết định đầu tư, phê duyệt dự án khả thi, quyết định phê duyệt đề án thăm dò và giấy phép thăm dò do cơ quan có thẩm quyền cấp), yêu cầu nước, mục đích thăm dò, phạm vi thăm dò, tầng chứa nước thăm dò, thời gian thi công thăm dò, thời gian kết thúc, đơn vị thi công; cơ sở tài liệu để lập báo cáo…

Chương 1: điều kiện địa lý tự nhiên vùng thăm dò

  1. Vị trí địa lý:
  2. Địa hình, địa mạo:
  3. Khí tượng, thuỷ văn:
  4. Giao thông:
  5. Đặc điểm dân cư – kinh tế xã hội:

Chương 2: khối lượng các hạng mục thăm dò đã thực hiện

  1. Công tác thu thập tài liệu:
  2. Công tác đo vẽ địa chất, địa chất thuỷ văn:
  3. Công tác trắc địa:
  4. Công tác địa vật lý:
  5. Công tác khoan và kết cấu lỗ khoan:
  6. Công tác bơm; thí nghiệm thấm:
  7. Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu (mẫu đất, mẫu nước):
  8. Công tác quan trắc động thái:

(mô tả khối lượng, chất lượng, hiệu quả từng hạng mục công tác thăm dò đã thực hiện theo đề án được phê duyệt).

Chương 3: đặc điểm địa chất khu vực thăm dò

  1. Địa tầng:

Mô tả đặc điểm các phân vị địa tầng trong khu vực, diện phân bố, bề dày, thế nằm, thành phần đất đá, quan hệ giữa các phân vị địa tầng…

  1. Kiến tạo:

Đặc điểm cấu tạo, kiến tạo: các yếu tố về cấu tạo (thế nằm của các lớp đất đá, các uốn nếp), các đứt gẫy kiến tạo (đặc điểm phân bố, biên độ, hướng dốc, góc dốc, đới phá huỷ…)

  1. Macma: đặc điểm chính về diện phân bố, thành phần, cấu tạo.

Chương 4: đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực thăm dò

Mô tả đặc điểm chung về điều kiện địa chất thủy văn, các tầng chứa nước, cách nước trong khu vực thăm dò.

  1. Các tầng chứa nước: (mô tả các tầng chứa nước theo thứ tự từ trên xuống)
  • Diện tích, chiều sâu phân bố, bề dày, chiều sâu mực nước, thành phần thạch học, đặc tính chứa, dẫn nước, các thông số địa chất thủy văn, thành phần hoá học của nước…

     

  • Nguồn cung cấp, vùng cấp, vùng thoát, hướng vận động, quan hệ của nước dưới đất với nước mặt, nước mưa và với các tầng chứa nước khác; quy luật biến đổi mực nước; các biên thuỷ động lực của nước dưới đất và các yếu tố động thái khác.

  1. Các lớp thấm nước yếu và cách nước:

Diện tích, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần thạch học, tính chất thấm (hệ số thấm)…

Chương 5: tính toán thông số địa chất thủy văn

  1. Tính toán các thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước thí nghiệm:
  2. Tính toán hiệu suất giếng theo tài liệu bơm giật cấp (nếu thăm dò có kết hợp lắp đặt giếng khai thác).

Chương 6: dự kiến sơ đồ khai thác và tính toán trữ lượng khai thác

  1. Hiện trạng khai thác nước dưới đất trong khu vực:
  2. Lựa chọn lưu lượng và dạng công trình khai thác:
  3. Bố trí công trình khai thác:
  4. Các điều kiện biên và các thông số tính trữ lượng:
  5. Tính toán trữ lượng:
  • Sơ đồ hoá trường thấm:

     

  • Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng: cơ sở chọn phương pháp tính trữ lượng (mục tiêu trữ lượng, đặc tính thuỷ động lực, phương pháp đánh giá trữ lượng):

  • Tính toán trữ lượng động, trữ lượng tĩnh:

  • Tính toán trữ lượng khai thác theo các sơ đồ bố trí công trình dự kiến và theo các phương pháp được lựa chọn:

Chương 7: đánh giá chất lượng nước

  • Đánh giá chất lượng nước nước mặt, chất lượng nước dưới đất thuộc các tầng chứa nước, đặc biệt là của tầng chứa nước khai thác về các phương diện vật lý, hoá học, vi sinh, nhiễm bẩn; so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam về nguồn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt và các nhu cầu khác của hộ dùng nước. Tính toán dự báo biến đổi chất lượng nước.

Chương 8: đánh giá tác động môi trường

  1. Đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế tới chất lượng nguồn nước dưới đất.
  2. Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước tới môi trường; dự báo xâm nhập mặn, gia tăng nhiễm bẩn, sụt lún đất (nếu có).

Chương 9. dự kiến xếp cấp trữ lượng

  1. Dự kiến xếp cấp trữ lượng:
  2. Kết luận và kiến nghị:
  • Kết luận về chất lượng, trữ lượng nguồn nước (theo mục tiêu trữ lượng, chất lượng đặt ra trong đề án).

     

  • Kiến nghị sơ đồ khai thác, lưu lượng giếng, đới bảo vệ vệ sinh, hệ thống giếng quan trắc…

Các Phụ lục kèm theo báo cáo:

  1. Bản đồ hoặc sơ đồ địa chất tỷ lệ: 1: 50.000 hoặc 1: 25.000.
  2. Bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thuỷ văn khu vực tỷ lệ: 1: 25 000 – 1: 10 000
  3. Sơ đồ bố trí công trình thăm dò nước tỷ lệ: 1: 25.000.
  4. Hình trụ cột địa tầng các lỗ khoan.
  5. Kết quả bơm hút nước thí nghiệm, thí nghiệm thấm và tính toán các thông số địa chất thuỷ văn.
  6. Kết quả phân tích chất lượng nước (thành phần vật lý, hoá học, vi trùng, nhiễm bẩn), phân tích mẫu đất.
  7. Phụ lục tính trữ lượng: Báo cáo mô hình (nếu tính trữ lượng bằng phương pháp mô hình); Sơ đồ tính trữ lượng, kết quả tính toán theo phương pháp giải tích hoặc thủy lực.
  8. Báo cáo kết quả đo địa vật lý (nếu có), kết quả quan trắc động thái, trắc địa.
  9. Kết cấu giếng khai thác và kết quả bơm giật cấp nếu việc thăm dò có kết hợp lắp đặt giếng khai thác.

 

 

Tham khảo thêm:

1900.0191