Xúc phạm người khác ở nước ngoài thì có kiện về Việt Nam được không?

Câu hỏi của khách hàng: Xúc phạm người khác ở nước ngoài thì có kiện về Việt Nam được không?

Em chào cả nhà.
Em có vấn đề muốn hỏi là. Nếu như người bên Việt Nam mình xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ danh dự của người nước ngoài. Thì bên nước ngoài có kiện về Việt Nam được không ạ ?


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Trách nhiệm phải gánh chịu khi xâm phạm danh dự- nhân phẩm của người nước ngoài

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

3./ Luật sư trả lời Xúc phạm người khác ở nước ngoài thì có kiện về Việt Nam được không?

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của cá nhân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam. Do đó, khi một người có hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người khác thì người đó sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đưa ra lại có yếu tố nước ngoài nên trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín được xác định phải dựa trên cả pháp luật của nước nơi người bị hại là công dân.

Theo thông tin bạn cung cấp thì việc xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín trong trường hợp trên phát sinh giữa người Việt Nam và một người nước ngoài. Tức là, trong quan hệ phát sinh tranh chấp trên có sự xuất hiện của một bên là cá nhân nước ngoài. Trách nhiệm mà người có hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của người nước ngoài phải gánh chịu có thể là những trách nhiệm sau:

-Trách nhiệm dân sự, cụ thể là bồi thường thiệt hại, xin lỗi công khai,… Căn cứ Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự thì đây được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại Điều 664 Bộ luật dân sự thì “pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam”. Tức là, việc người nước ngoài bị xâm phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín có được khởi kiện tại Tòa án Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào việc người này là công dân của nước nào, pháp luật nước đó ra sao, điều ước quốc tế mà Việt Nam có quy định như thế nào.

-Trách nhiệm hành chính. Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Nhưng việc quyết định xử phạt sẽ do các chủ thể có thẩm quyền quyết định, không phải do người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm quyết định. Người có hành vi xâm phạm sẽ chỉ có quyền tố cáo hành vi này trước cơ quan có thẩm quyền, không có quyền khởi kiện ra Tòa án. Do, Tòa án không phải chủ thể có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này.

-Trách nhiệm hình sự. Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự:

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. …

Theo đó, khi người Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam ở Việt Nam thì người này sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trách nhiệm của người đó không chịu ảnh hưởng bởi việc người bị hại là người Việt Nam hay người nước ngoài. Mà theo quy định tại Điều 155 Bộ luật dân sự thì “người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp này quyền của người bị hại không phải quyền khởi kiện mà có quyền làm đơn tố cáo gửi tới các chủ thể có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu xét về quyền khởi kiện thì người nước ngoài sẽ chỉ được khởi kiện tại Tòa án Việt Nam để yêu cầu giải quyết khi pháp luật nước người này, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên/pháp luật Việt Nam công nhận thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Pháp luật được áp dụng có quy định hành vi xâm phạm là hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả pháp lý theo quy định.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191