Dịch vụ ly hôn tại Quảng Trị – Tư vấn Quyền nuôi con khi ly hôn
Tôi ở Bình Dương có chị gái lấy chồng ở Long An, anh rể tôi lên Bình Dương lập nghiệp và kết hôn với chị tôi, sau kết hôn cả anh và chị về nhà cha mẹ ruột tôi sống, chị tôi sinh được 1 bé trai, sau đó lại mang thai 1 bé gái. Anh rể bắt chị tôi phá thai, nhưng chị tôi không đồng ý. Sau đó anh nói với chị là về quê thăm cha mẹ nhưng không thấy lên. Khi bé gái 4 tháng tuổi thì anh rể tôi trở lại và xin ở lại để phụ nuôi con. Chị tôi yêu cầu có người lớn lên nói chuyện thì 2 bên cùng hòa giải, nhưng đến nay bé gái đã hơn 1 tuổi rưỡi nhưng không thấy anh đâu. Gia đình anh rể tôi cũng không lo lắng gì cho cháu tôi, từ lúc chị tôi sinh con, gia đình bên ấy có cho 1 hộp sữa và 500 ngàn lúc thôi nôi cháu, ngoài ra không có bất cứ quan tâm, hỏi han gì nữa. Hiện nay chị em muốn ly hôn, nhưng rất lo lắng mất quyền nuôi con, sợ gia đình bên kia lấy cớ con trai duy nhất và cháu nội đích tôn để giành quyền nuôi con. Chị tôi hiện rất hoang mang và đau khổ, mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ. Tôi chân thành cảm ơn!
Gửi bởi: Dương Thị Mười
Trả lời có tính chất tham khảo
Thứ nhất, về việc chị bạn muốn ly hôn. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định căn cứ cho ly hôn như sau: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn”. Như vậy, nếu cuộc hôn nhân của chị được Tòa án đánh giá là “tình trạng trầm trọng”thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết cho chị và chồng chị được ly hôn. Theo mục 8, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 23/12/2000, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, giải thích như sau:
”1. Được coi là tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại mục 1 nêu trên. Nếu thực tế cho thấy vợ chồng đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.” Vì vậy, nếu muốn ly hôn thì chị bạn phải chứng minh được mình thuộc các trường hợp như đã nêu ở trên.
Thứ hai, về quyền nuôi con nếu được Tòa án quyết định ly hôn
Theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Vợ, chồng thỏathuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏathuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏathuận khác”.
Như vậy, đối với con thứ 2 (hơn một tuổi rưỡi) thì nếu không có thỏa thuận nào khác, cháu sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Đối với con thứ nhất, không thấy chị nói cháu đã được mấy tuổi, nếukhông thuộc trường hợp trên thì 2 vợ chồng chị sẽ phải thỏa thuận về người nuôi cháu. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Do đó, chị nên chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh rằng chồng chị không quan tâm đến các cháu, bỏ mặc việc chăm sóc con cho chị… và không nên quá lo lắng vì những lời của mẹ chồng chị đã nói.
Các văn bản liên quan:
Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP Của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình