Quy định về hình thức của mẫu đơn ly hôn

Quy định về hình thức của mẫu đơn ly hôn

Tòa án có chấp nhận mẫu đơn ly hôn viết tay không?

Gửi bởi: Nguyen Trang

Trả lời có tính chất tham khảo

Hiện nay, căn cứ vào yêu cầu xin ly hôn thì đơn xin ly hôn được chia là hai loại là đơn xin ly hôn và đơn yêu cầu công nhận viêc thuận tình ly hôn, trong đó: đơn xin ly hôn được sử dụng trong trường hợp khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn; đơn xin công nhận thuận tình ly hôn được sử dụng trong trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã có thỏa thuận về việc chia tài sản và việc nuôi dưỡng con chung.

Nội dung cần có trong hai loại đơn này được quy định cụ thể tại Điều 164 (đối với đơn xin ly hôn) và Điều 312 (đối với đơn yêu cầu công nhận viêc thuận tình ly hôn) của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, cụ thể như sau:

“Điều 164 quy định vềHình thức, nội dung đơn khởi kiện:

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;

l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn

Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định về đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự:

1. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chương III của Bộ luật này.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn

Để cụ thể hóa quy định này, Tòa án nhân dân tối cao có ban hành mẫu đơn khởi kiện, kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự. Mẫu đơn này hiện nay được niêm yết ở tất cả các Tòa án.

Như vậy, trong cả hai trường hợp, người làm đơn có thể lựa chọn hình thức đơn viết tay hoặc theo mẫu mà Tòa án đã quy định sẵn miễn là đảm bảo các nội dung mà pháp luật đã quy định.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự

Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự

Trả lời bởi: CTV2

1900.0191