Bác sĩ, y sĩ cổ truyền có được tham gia khám chữa bệnh trong cơ sở y tế

Câu hỏi: Bác sĩ, y sĩ cổ truyền có được tham gia khám chữa bệnh trong cơ sở y tế?


Bác sĩ, y sĩ cổ truyền có được tham gia khám chữa bệnh trong cơ sở y tế
Bác sĩ, y sĩ cổ truyền có được tham gia khám chữa bệnh trong cơ sở y tế

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 30 tháng 06 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Khoản 8 điều 2, Điều 17, điều 19, 20, 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009

3. Luật sư trả lời

      Bác sĩ, y sĩ cổ truyền đã được xã hội chấp nhận từ rất lâu, các thành tựu trong lĩnh vực này, những vị thuốc, bài thuốc, châm cứu, xông lá, bắt mạch, bấm huyệt … đã được lịch sử chứng minh là vô cùng hiệu nghiệm trong việc khám chữa bệnh. Bác sĩ, y sĩ cổ truyền hay còn gọi là Lương y được pháp luật tạo mọi điều kiện để phát triển, hành nghề cũng như hoạt động trong các cơ sở y tế, bệnh viện.

     Lương y là người có hiểu biết về lý luận y dược cổ truyền, có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược cổ truyền, có dùng thuốc hoặc không dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y trung ương hoặc Hội đông y cấp tỉnh. Theo quy định, không phải người hành nghề y học cổ truyền nào cũng được coi là lương y theo khái niệm của Pháp luật khám bệnh và chữa bệnh, chỉ những người sau khi đã có ý kiến của Hội đông y trung ương hoặc Hội đông y cấp tỉnh và được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận mới là lương y thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp luật khám bệnh và chữa bệnh.

      Để được tham gia khám chữa bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh, người hành nghề cần đáp ứng các điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề.

      Theo quy đinh tại điều 17 luật khám bênh, chữa bênh 2009, lương y là một trong số các chủ thể có quyền xin cấp chứng chỉ hành nghề.

      Nếu là công dân Việt Nam, lương y cần có một trong các loại giấy tờ: văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, giấy chứng nhận là lương y; có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

      Lương y là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài song song với việc đáp ứng các điều kiện của một lương y như trên cần đáp ứng thêm các điều kiện về ngôn ngữ, giấy tờ pháp lý sau:

– Lương y khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết nói tiếng Việt thành thạo, việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt. Trong các trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sửa dụng và có người phiên dịch

– Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận

– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động

      Khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, lương y có thể xin cấp lại chứng chỉ hành nghề nếu đáp ứng đủ các điều kiện thuộc từng loại nên trên đồng thời có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

      Tóm lại, khi đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật quy định, lương y có thể tham gia khám chữa bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191