Người lao động bị truy cứu hình sự có phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động bị truy cứu hình sự có phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động bị truy cứu hình sự có phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động

Câu hỏi: Người lao động bị truy cứu hình sự có phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động?

Công ty tôi có một lao động vừa bị công an bắt và truy tố vì tội trộm cắp tài sản bên ngoài, chứng tỏ nhân cách người này không hề tốt và tôi không muốn giữ người này lại để làm việc, vậy đó có phải là căn cứ hợp pháp để tôi chấm dứt hợp đồng lao động với người này?


Luật sư Tư vấn Người lao động bị truy cứu hình sự có phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

  1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 26 tháng 07 năm 2017

  1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Lao động 2012

  1. Luật sư trả lời

Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 quy định các trường hợp chấp dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Tại khoản 5 Điều 36 Bộ luật Lao động có quy định, người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì hợp đồng lao động chấm dứt. Như vậy, việc người lao động bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động, mà là hình thức xử phạt của người lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Chỉ khi người lao động phạm tội phải chịu các hình phạt: phạt tù, tử hình hoặc cấm đảm nhiệm công việc được ghi trọng hợp đồng lao động thì mới là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


1900.0191