Những nghề nào là độc hại, nặng nhọc, chế độ phụ cấp ra sao

Câu hỏi: Những nghề nào là độc hại, nặng nhọc, chế độ phụ cấp ra sao?

Những nghề nào được coi là độc hại, nặng nhọc theo pháp luật? Quy định của pháp luật về chế độ phụ cấp cho những nghề này trong công ty nhà nước và công ty tư nhân như thế nào?


Những nghề nào là độc hại, nặng nhọc, chế độ phụ cấp ra sao
Những nghề nào là độc hại, nặng nhọc, chế độ phụ cấp ra sao

Luật sư Tư vấn Luật lao động – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 29 tháng 06 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

– Luật Lao động 2012

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

– Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2015 Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

3. Luật sư trả lời

      Những nghề được coi là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần được căn cứ vào các danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Các danh mục này được ban hành kèm theo các thông tư, quyết định sau:

– Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995

– Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996

– Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996

– Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999

– Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000

– Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003

– Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012

      Phụ cấp lương theo quy định tại điều 21 nghị định 05/2015/NĐ-CP là “khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa  được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh.”, trong đó có phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

      Điều 102 Luật Lao động quy định về chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương thì chế độ phụ cấp cho người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

      Nếu bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty không phải công ty nhà nước thì chế độ phụ cấp cũng được tính tương tự.

      Còn trong trường hợp bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước thì được xây dựng chế độ phụ cấp lương theo quy định tại Mục 3 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, nếu các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương thì quy định đưa vào chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

      Căn cứ theo quy định về chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại điều 11, công ty rà soát phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.  Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

      Việc phân loại điều kiện lao động phải căn cứ vào danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành như đã trình bày ở trên.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191