Quy định về bảo vệ di tích Nho học

Câu hỏi: Quy định về bảo vệ di tích Nho học

Tôi đang có dự định mở một phòng triển lãm về các di vật cổ của Nho học và sau đó muốn lưu giữ cũng như thu thập, mua lại các di vật khác rải rác trên đất nước, tôi xin được tư vấn về các quy định xoay quanh vấn đề này để có thể vừa thỏa mãn được mong muốn đam mê với đồ cổ cũng như gìn giữ được những giá trị nói chung đối với đất nước và lịch sử!


Quy định về bảo vệ di tích Nho học
Quy định về bảo vệ di tích Nho học (Ảnh minh họa)

Luật sư Tư vấn Quy định về bảo vệ di tích Nho học – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 22 tháng 08 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

3. Luật sư trả lời

       Các di tích Nho học là bộ phận không thể thiếu của khối di sản văn hóa nước nhà với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học to lớn, được Nhà nước quan tâm gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị thông qua các chính sách và văn bản pháp luật quy định về di sản văn hóa.

       Theo điều 5, 9 Luật Di sản văn hóa, Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu đối với di sản văn hóa được xác định theo quy định của pháp luật. Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa được Nhà nước bảo vệ và chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

       Nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hóa và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền (điều 20). Ai có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, tùy vào tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng, nếu bị phát hiện sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định cụ thể tại điều 23 Nghị định 158/2013/NĐ-CP hoặc chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (điều 272 Bộ luật Hình sự 1999 – sửa đổi, bổ sung năm 2009).

       Bạn có thể tìm hiểu thêm các nội dung liên quan được quy định tại Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191