Những quyền người lao động có thể yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động

Câu hỏi: Những quyền người lao động có thể yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động

Chúng tôi đang là công nhân tại xưởng may thuộc tỉnh Hưng yên, nơi chúng tôi làm có điều kiện về vệ sinh rất kém, chúng tôi có quyền yêu cầu nhà máy cải thiện môi trường vệ sinh trong khu làm việc và các khu xung quanh không.


Những quyền người lao động có thể yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động
Những quyền người lao động có thể yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động

Luật sư Tư vấn Những quyền người lao động có thể yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 10 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015

3. Luật sư trả lời

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động có những quyền sau đối với vấn đề an toàn, vệ sinh lao động:

– Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động. NLĐ có quyền yêu cầu người sử dụng lao động (NSDLĐ) bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc. Do đó, NSDLĐ không chỉ đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho NLĐ tại nơi làm việc trong thời giờ làm việc mà cả trong thời gian nghỉ ngơi của NLĐ.

– Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

– Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được NSDLĐ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng với điều kiện phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý. NLĐ chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

– Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật khi thấy các quyền của mình về vệ sinh, an toàn lao động không được đảm bảo.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191