Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại căn cước công dân

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại căn cước công dân

Muốn đổi thẻ căn cước công dân thì phải làm như thế nào thưa luật sư, thời hạn mất bao lâu?


Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại căn cước công dân
Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại căn cước công dân

Luật sư Tư vấn Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại căn cước công dân – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 30 tháng 09 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật căn cước công dân 2014.

Nghị định 137/2015/NĐ-CP

Thông tư 170/2015/TT-BTC

Thông tư 66/2015/TT-BCA

3./ Luật sư trả lời

Căn cước công dân là một loại giấy tờ pháp lý mới được nhà nước cấp nhằm thay thế cho chứng minh thư nhân dân. Không chỉ cung cấp thông tin cơ bản và đặc điểm nhận dạng của công dân như chứng minh thư nhân dân mà còn cung cấp thông tin về lai lịch, nguồn gốc của công dân.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và công dân phải làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp:

– Thẻ Căn cước công dân cần được đổi khi

– Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (trường hợp thẻ được cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo)

– Thẻ bị hư hỏng, không sử dụng được

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quan;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

– Khi công dân có yêu cầu.

– Thẻ Căn cước công dân được cấp lại khi:

– Bị mất thẻ Căn cước công dân;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam

Trình tự thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu quy định; (tham khảo Mẫu số CC01 ban hành kèm theo thông tư 66/2015/TT-BCA)

Bước 2: Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin tài liệu kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân (trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do thay đổi thông tin về họ tên, đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán, do sai xót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin)

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ các nguồn sau: Sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân; cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ sở dữ liệu căn cước công dân, co sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, thông tin công dân cung cấp. Các thông tin này chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi đã được kiểm tra tính chính xác và tính thống nhất với các nguồn thông tin khác.

(Tham khảo các mẫu số CC02, DC01, DC02 ban hành kèm theo thông tư 66/2015/TT-BCA)

Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng với trường hợp đổi thẻ, chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục; (Tham khảo mẫu số CC03 ban hành kèm theo thông tư 66/2015/TT-BCA)

Bước 5: Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Công dân đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ tuổi quy định, đổi thẻ khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa thì được miền lễ phí hoặc không phải nộp lệ phí làm thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Xem thêm các biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại thông tư 66/2015/TT-BCA

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 

1900.0191