Dịch vụ ly hôn tại Thanh Oai – Kết hôn chưa được 1 tháng có ly hôn được không ?
Thưa luật sư! Vợ chồng tôi kết hôn chưa đến 1 tháng. Vợ chồng tôi không thương yêu nhau. Anh chồng hay bạo lực, xúc phạm tôi. Tôi đưa ý kiến ly dị. Và anh cũng đã đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi. Tôi muốn ly hôn. Chúng tôi đăng ký chưa đến 1 tháng có phải ra tòa không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhâncủa Công ty luật Wiki
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Luật sư tư vấn:
Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy kể từ thời điểm bạn đăng ký kết hôn, phát sinh quan hệ hôn nhân thì bạn và chồng hoàn toàn có quyền giải quyết ly hôn khi có lý do chính đáng theo ý chí của 2 bên mà không phụ thuộc vào việc đã đăng ký kết hôn được bao lâu.
Về lý do ly hôn là chính đáng thì bạn có thể trình bầy thực tế hiện tại gia đình bạn, vợ chồng không còn yêu thương nhau, chồng hay bạo lực làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Khi giải quyết ly hôn, thủ tục nộp đơn ra tòa án là bắt buộc, dù bạn mới dăng ký kết hôn .
Về thẩm quyền giải quyết việc li hôn thì theo quy định tại Điều 33, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2011. theo đó, Điều 33, Điều 35 quy định như sau:
Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;
b) yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.
Tham khảo thêm:
- Thi hành lãi suất chậm trả theo quyết định của tòa án
- Bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá tài sản
- Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Khấu trừ thu nhập của người bảo đảm cho khoản vay có đúng không?
- Phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án
- Quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án
- Kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất trường hợp người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Ưu tiên thanh toán khi kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
- Thanh toán tiền thi hành án bằng hình thức chuyển khoản
- Ra quyết định thi hành theo định kỳ