Gửi bởi: Lê Thị Phương Lập
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định Chấp hành viên có nhiệm vụ:
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Trường hợp bạn hỏi do không có hồ sơ thi hành án nên chúng tôi không biết Chấp hành viên đã thực hiện hết các nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên để tổ chức thi hành án theo đúng trình tự, thủ tục thi hành án hay chưa. Mẹ bạn cần phải liên hệ với Chấp hành viên để biết việc thi hành án có khó khăc, vướng mắc gì hay không. Đồng thời, thực hiện các quyền của người được thi hành án theo quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 như: Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Các văn bản liên quan:
Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự
Trả lời bởi: Nguyễn Thị Thu Hằng
Tham khảo thêm:
- Vợ đã ly hôn có cần khai trong hồ sơ xin vào Đảng
- Thay đổi giấy khai sinh có cần giấy chứng sinh không
- Anh ruột của mẹ có án tù có được vào Đảng
- Kinh doanh cà phê trên xe ô tô thì cần làm những thủ tục gì
- Trách nhiệm của Giáo viên tại trung tâm dạy lái xe
- HỢP ĐỒNG CUNG CẤP HOA TƯƠI
- [Hỏi đáp Wiki Luật] Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật ?
- [Hỏi đáp Wiki Luật] Tư vấn chế độ hưởng bảo hiểm thai sản ?
- [Hỏi đáp Wiki Luật] Có thể ly hôn với người đồng tính được không?
- [Hỏi đáp Wiki Luật] Hỏi về điều kiện và cách tính hưởng chế độ thai sản ?