Bà B phải thi hành án cho ngân hàng. Quá trình thi hành án Chấp hành viên xác minh thấy bà B có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án nên Chấp hành viên tiến hành kê biên nhà, đất của bà B để đảm bảo thi hành án. Sau đó, Chấp hành viên tiến hành các trình tự thẩm định giá và bán đấu giá. Người mua trúng đấu giá là bà C đã nộp đủ tiền và đã làm thủ tục sang tên giấy tờ sang chủ quyền của bà C. Tuy nhiên, khi Chấp hành viên chuẩn bị tiến hành cưỡng chế giao nhà, đất cho người mua trúng đấu giá thì nhận được Quyết định khẩn cấp tạm thời của Tòa án yêu cầu Chấp hành viên “tạm hoãn giao tài sản” cho người mua trúng đấu giá với lý do Tòa án đang thụ lý đơn khởi kiện của bà B về nội dung bà B “yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá”.
Xin hỏi Tòa án có quyền can thiệp vào hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án không? Có quyền ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này không?
Gửi bởi: Nguyễn Anh Minh
Trả lời có tính chất tham khảo
Trường hợp bạn hỏi chúng tôi trả lời như sau:
Theo Điều 99 và Điều 117 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định: “1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.
3. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này”.
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định Điều 117 của Bộ Luật này.
Sau khi có kết quả giải quyết của Tòa án, việc xử lý tài sản tiếp theo được thực hiện theo quy định tại khoản 36 và khoản 37 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.
Các văn bản liên quan:
Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự (Còn hiệu lực)
Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự (Hết hiệu lực một phần)
Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự (Hết hiệu lực toàn bộ)
Trả lời bởi: Nguyễn Thị Thu Hằng
Tham khảo thêm:
- [Hỏi đáp Wiki Luật] Có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang nuôi con học đại học ?
- [Hỏi đáp Wiki Luật] Kết hôn chưa được 1 tháng có ly hôn được không ?
- [Hỏi đáp Wiki Luật] Bị lừa mua hàng trên mạng, có khởi kiện được không?
- Những điều cần biết khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- Hưởng Trợ Cấp Phục Vụ Những Điều Cần Biết
- Tranh chấp đất đai
- Trường hợp nào không phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư 2014?
- Phân biệt công chứng và chứng thực theo Luật Công chứng 2006
- Quy định về rút hồ sơ thi hành án; quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên; quyền khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Quy định về cấp Giấy xác nhận kết quả thi hành án