Xin chào luật sư! Cho cháu hỏi bố cháu có đi chơi bài nhưng khi công an đến bắt thì không có mặt ở sòng bài, trưa hôm sau thì công an mới vào nhà bắt, số tiền lúc công an thu được là 1,9 triệu và gia đình đã nộp 20 triệu để đưa bố cháu về. Bây giờ đã được hơn 2 tháng thì công an lại gọi ra và nói đưa ra viện kiểm sát làm việc, như vậy là đúng hay sai ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 )
– Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự
2. Luật sư tư vấn:
Hành vi của bố bạn thực hiện là hành vi đánh bạc. Tại thời điểm công an thu giữ số tiền 1,9 triệu nhưng bạn không cung cấp đủ thông tin về tình huống này:1,9 triệu là số tiền thu giữ khi nào, toàn bộ số tiền dùng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự hay không là bao nhiêu? Vì vậy, chúng tôi sẽ phân tích về tội phạm này để bạn hiểu rõ hơn và xác định được bố bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Tội đánh bạc được quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự như sau:
” Điều 248. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”
Căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc được quy định tại điểm a và b khoản 2 và khoản 3 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP như sau:
” Điều 1. Về một số quy định tại Điều 248 của Bộ luật hình sự
…
2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;
b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;
…
3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”
Như vậy, khi đang được tại ngoại mà cơ quan có thẩm quyền xác minh được dấu hiệu phạm tội và việc không tạm giam bố bạn có thể ảnh hưởng tới quá trình điều tra, xác minh sự thật của vụ án. Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan điều tra hoàn toàn có thẩm quyền yêu cầu bố bạn chấp hành theo lệnh triệu tập.
Tham khảo thêm:
- Thời gian nhập ngũ?
- Hỗ trợ học nghề?
- Xử phạt vi phạm hành chính khi chồng có hành vi ngoại tình ngoại tình?
- Kết hôn ở Malaysia thì ly hôn ở Việt Nam được không ?
- Đưa con ra nước ngoài có cần sự đồng ý của chồng cũ ?
- Hủy kết hôn trái pháp luật làm như thế nào ?
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm gián đoạn ?
- Trẻ chào đời nhờ mang thai hộ được khai sinh ra sao?
- Có được bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con?
- Thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh như thế nào?