A 22 tuổi, M 21 tuổi, hai người yêu nhau được 2 năm, trong thời gian yêu nhau, A và M nhiều lần có hành vi quan hệ tình dục

TÌNH HUỐNG

A 22 tuổi, M 21 tuổi, hai người yêu nhau được 2 năm. Trong thời gian yêu nhau, A và M nhiều lần có hành vi quan hệ tình dục, A cũng nhiều lần dùng điện thoại chụp ảnh, quay video làm kỷ niệm, M biết nhưng không phản đối. Khi chia tay nhau, M yêu cầu A xoá bỏ toàn bộ ảnh, phim và những gì liên quan đến kỷ niệm của hai người.

Khoảng 1 tháng sau ngày chia tay, A hẹn gặp M để nói chuyện. Khi gặp M, A đòi M cho quan hệ tình dục, M không đồng ý liền bị A doạ đưa ảnh khoả thân của M lên mạng internet, M lo lắng và đành chấp nhận. Sau đó A đe doạ và yêu cầu M phải gửi vào tài khoản cho hắn 40 triệu đồng “coi như mua đứt số phim, ảnh”. M sợ hãi đành chấp nhận làm theo yêu cầu của A.

Một lần A  gặp M ở dọc đường yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn, M không đồng ý liền bị A đánh đập, giật điện thoại, túi xách của M và bỏ đi. Điện thoại, túi xách của M có tổng trị giá 7 triệu đồng. M tố cáo hành vi phạm tội của A trước cơ quan công an và A đã bị bắt.

Câu hỏi:

  1. Xác định tội danh cho hành vi phạm tội của A.(2 điểm)
  2. Xác định khung hình phạt đối với những tội danh mà A đã thực hiện.(1,5 điểm)
  3. Giả sử, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện: sau khi chia tay M, A có quan hệ yêu đương với X (mới 15 tuổi), có hành vi quan hệ tình dục nhiều lần. Tội danh của A có gì thay đổi không? (1,5 điểm).
  4. Giả định trước khi A bị bắt, do sợ M biết được thông tin sẽ tố cáo hành vi phạm tội của A nên A đã gặp M và ép buộc M uống cốc nước có thuốc độc mà A đã pha sẵn, nhưng do M cảnh giác nên đã từ chối. Vụ việc bị phát hiện.  Hành vi của A bị coi là phạm tội gì và xác định tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A.

  

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Câu 1:

Căn cứ vào quy định của Bộ Luật hình sự (BLHS) và những hành vi của A có thể khẳng định hành vi của A cấu thành các tội sau: Tội Cưỡng dâm Điều 113; Tội cưỡng đoạt tài sản Điều 135 và tội Cướp giật tài sản Điều 136 BLHS. Vì A đã 22 tuổi, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên A là chủ  thể của các tội phạm nêu trên. Ngoài ra còn có các dấu hiệu pháp lí khác, để làm rõ vấn đề này, ta phải phân tích cụ thể từng cấu thành tội phạm trong trường hợp phạm tội của A theo dữ kiện đầu bài ra.

1, Đối với hành vi có cấu thành tội cưỡng dâm có dấu hiệu pháp lý gồm:

Khách thể của tội phạm, hành vi của A đã xâm phạm đến quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của M.

Mặt khách quan của tội phạm

A và M yêu nhau và có nhiều lần quan hệ tình dục, A cũng nhiều lần quay phim và chụp ảnh làm kỉ niệm, M biết nhưng không phản đối. Tuy nhiên, sau khi chia tay, A lại dung những hình ảnh và đoạn video đã quy trước đó để đe dọa M, ép M quan hệ tình dục với mình, nếu không hắn sẽ đưa ảnh khỏa than của M lên Internet. M bị rơi vào tình trạng lệ thuộc, quẫn bách vì lo sợ ảnh khỏa thân của mình sẽ tràn lan trên mạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của mình. Vì vậy M phải miễn cưỡng giao cấu với A mà trong thâm tâm không hề mong muốn. Hành vi này của A dã hoàn toàn khống chế tư tưởng của M, mặc dù có khả năng phản kháng hành động này nhưng M đã miễn cưỡng chịu giao cấu với A.

Mặt chủ quan của tội phạm.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. A nhaanjj thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức rõ hạu quả do hành vi phạm tội của mình, thấy trước được hậu quả nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra để đạt được mục đích cả mình. A là người nắm giữ những đoạn video và ảnh nóng của M, khi đưa ra lời đe dọa này, A biết M sẽ rơi vào tình trạng quẫn bách và lệ thuộc. A biết hành vi de dọa của mình là lợi dụng tình cảnh lúc này của M để ép M miễn cưỡng giao cấu.

2, Đối với hành vi có cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản, có dấu hiệu pháp lý như sau:

Khách thể của tội phạm .

Theo Điều 135 BLHS thì tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi dung vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi xâm hại đồng thời đến hai quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Cả hai đều là khách thể trực tiếp của tội này.

Mặt khách quan của tội phạm.

Vẫn bằng những đoạn video và hình ảnh do A chụ lại lức A và M quan hệ tình dục, A đã yêu cầu M gửi vào tài khoản cho hắn 40 triệu đồng với lý do “coi như mua đứt số phim ảnh đấy. Một lần nữa, M lại rơi vào tình thế bị lệ thuộc, sợ hãi nên đành phải chấp nhận yêu cầu của A. Hành vi này của A chính là hành vi dung thủ đoạn đe dọa gây thiệt hại về danh dự, uy tín thuộc về đời tư của M bằng mọi thủ đoạn. mặc dù không gây tổn hại đến sức khỏa nhưng hành vi này cũng đủ để khống chế ý chí của người bị đe dọa.

Mặt chủ quan cảu tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lối cố ý trực tiếp. Với trường hợp trên, khi đua ra đề nghị với M, A biết đó là hành vi uy hiếp tinh thần của người khác bằng thủ đoạn de dọa sẽ lan truyền những tin thuộc về đời tư. Qua hành vi này, A muốn khống chế tinh thần của M để chiếm đoạt tài sản của cô. Ngoài ra, khẳng định một lần nữa về mục đích chiếm đoạt tài sản trong mặt chủ quan  đã có ý định chiếm đoạt 40 triệu của M.của tội phạm. Việc thực hiện những hành vi khách quan như trên chỉ trở thành tội cưỡng đoạt tài snar khi mà những hành vi đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối với những tình huống đầu bài ra, hành vi của A hoàn toàn thỏa mãn dấu hiệu này bởi ngày từ đầu A đã có ý định chiếm đoạt 40 triệu của M.

3, Đối với hành vi có cấu thành tội cướp giật tài sản có dấu hiệ pháp lí như sau:

Về khách thể của tội phạm, hành vi của A đã xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài snar của M. Cụ thể là A đã xâm phạm đến các quan hệ sở hữu của con người.

Về mặt khách quan của tôi phạm.

Xét tình huống đầu bài đưa ra, A tình cờ gặp M ngoài đường, yêu càu M vào nhà nghỉ với mình nhưng M không đồng ý nên bị A đánh đập, giật điện thoại, túi xách của M bỏ đi. Có thể thấy hành vi này có đủ cả hai dấu hiệu công khai và nhanh chóng của tội này.

– Thứ nhất, dấu hiệu công khai vừa chỉ tính chất khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa thể hiện ý thức chủ quan của người phạm tội, hành vi giật lấy túi xách và điện thoại của M được thực hiện ngay trước mặt M, hay nói cách khác, hành vi đó M đã biết được ngay khi nó xảy ra.  Hơn nữa hành vi này còn thể hiện tính chất công khai ở chỗ A hoàn toàn không có ý định che dấu hành vi của mình mà bỏ đi ngay sau đó.

– Thứ hai, dấu hiệu nhanh chóng ở hành vi chiếm đoạt của A là lợi dụng sơ hở của M khi vừa bị A đánh xong, còn chưa kịp nhận thức điều gì thì A nhanh chóng giật lấy túi xách và điện thoại của M và bỏ đi. Chính vì vậy mà M không có điều kiện phản ứng ngăn cản hành vi chiếm đoạt và A cũng không có ý định dung bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó trực tiế với chủ tài sản.

Về mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm và là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào. Như vậy, có thể thấy lỗi của A ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Về lý trí, A nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình, thấy trước được hậu quả và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản của mình.

Như vậy, qua những phận tích trên, ta thấy hành vi của A có đầy đủ cấu thành tội phạm của các tội theo quy định tại các Điều 113, 135 và 136 BLHS. Ngoài ra, rất có thể A sẽ phải chịu thêm tội Cố ý gây thương tích với hành vi đánh đập M khi mà M không đồng ý vào nhà nghỉ cùng mình. Hành vi này ít nhiều đã gây tỏn hại đến sức khỏe của M, tuy nhiên ta nói có thể A phải chịu trách nhiệm hình sự là bởi vì tình huống đưa ra không đề cập đến tỉ lệ thương tích của M. Như vậy, A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vì tội này nếu gây ra thương tích cho M với tỉ lệ lớn hơn 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS.

Mặt khác, có một số ý kiến cho rằng hành vi A đánh M, giật túi sách, điện thoại của M là phạm tội cướp tài sản. Em không đồng ý với quan điểm trên bởi vì mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội phạm, như vậy hành vi dung vũ lực nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài snar thì không cấu thành tội này. Trong tình huống trên, A tình cờ gặp M dọc đường và yêu cầu M vào nhà nghỉ với mình nhưng M không đồng ý nên A đã đánh đập M, nư vậy việc A dung vũ lực với M không nhằm mục đích cướp tài snar mà chỉ nhằm trả thù M vì đã không làm theo ý của mình. Do đó, hành vi cảu M không cấu thành tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS.

Câu 2:

Với những hành vi đã thực hiện, A sẽ phải chịu mức hình phạt xứng đáng với tội danh mà mình đã phạm phải. Cụ thể như sau:

1, Tội Cưỡng dâm.

Với vệc dung những đoạn clip và ảnh nóng của M, A ép M phải quan hệ tình dục với mình nếu không sẽ tung ảnh khỏa thân của M lên Internet. A ngay lập tức khống chế tinh thần của M khiến M phải miễn cưỡng giao cấu với hắn. Hành vi của A thỏa mãn đầy đủ cấu thành tội phạm cơ bản của tội Cưỡng dâm và không có thêm tình tiết định khung tăng nặng, A là người đã thành niên nên theo quy định tại khoản 1 Điều 113 BLHS khung hình phạt dành cho A đối với tội này là từ sáu tháng đến năm năm.

2, Tội Cưỡng đoạt tài sản.

A một lần nữa dung những đoạn video và hình ảnh nóng của M để đe dọa cô với mục đích chiếm đoạt 40 triệu đồng của M. Như những gì đã phân tích ở câu 1, hành vi của A thỏa mãn cấu thành tội phạm cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản và không có thêm tình tiết định khung tăng nặng nên theo khoản 1 Điều 135 BLHS khung hình phạt dành cho A là phạt tù từ một năm đến năm năm.

3, Tội Cướp giật tài sản.

Lợi dụng lúc M sơ hở khi vừa bị mình đánh đập, A đã giật lấy túi sách và điện thoại của M với tổng trị giá là 7 triệu đồng. Hành vi của A cũng thỏa mãn đầy đủ cấu thành cơ bản của tội cướp giật tài sản như phân tích trên. Mặt khác, hành vi của A không có tình tiết định khung tăng nặng nên theo khoản 1 Điều 136 BLHS khung hình phạt dành cho A là phạt tù từ một năm đến năm năm.

Ngoài ra, như đã đề cập đến ở trên, hành vi đánh đập M của A khi mà M không vào nhà nghỉ cùng mình có thể khiến A phải chịu trách nhiệm hình sự khi xác định được tỉ lệ thương tật của M. Theo Điêì 104 BLHS , nếu tỉ lệ thương tật của M là từ 11% trở lên thì khung hình phạt dành cho A đối với tội này là cải tạo không giam giữ đên ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu tỉ lệ thương tật của M từ 30% đến 60% thì khung hình phạt dành cho A là phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Nếu tỉ lệ thương tật của M từ 61% trở lên thì khung hình phạt của A sẽ là phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Câu 3:

Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện : sau khi chia tay với M, A có quan hệ yêu đương với X (mới 15 tuổi), có hành vi quan hệ tình dục nhiều lần. Có thể thấy hành vi giao cấu với X là trẻ em mới 15 tuổi có đầy đủ cấu thành tội phạm của tội Giao cấu với trẻ em Điều 115 BLHS với các dấu hiệu pháp lí như sau:

Chủ thể của tội phạm. A 22 tuổi, là người đã thành niên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan của tội phạm.

A có hành vi giao cấu thuận tình với em X mới 15 tuổi, đây là hành vi giao cấu được thực hiện với sự đồng ý của X. Nhà làm luật xâ dựng nên điều luật này nhằm ngăn chặn hành vi cảu người lớn lơi dụng sự nn nớt của trẻ em để đẩy các em vào những quan hệ tình dục quá sớm, gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt cho các em. Như vậy, dù viêc hành vi giao cấu của A và X là thuận tình thì A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, A thực hiện hành vi giao cấu với X một cách cố ý, tuy biết X mới chỉ 15 tuổi.

Hành vi của A ngoài việc thỏa mãn cấu thành tội phạm cơ bản của tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 BLHS còn có thêm một tình tiết định khung tăng nặng là “Phạm tội nhiều lần” theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều này. Như vậy, khung hình phạt dành cho A là phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Như vậy, ngoài các tội đã phạm phải đối vơi M như đã nêu ở câu 1 và câu 2, A sẽ phải chịu thêm mức phạt tù từ ba năm đến mười năm do phạm tội giao cấu với trẻ em theo điểm a, khoản 2 Điều 115 BLHS.

Câu 4:

1, Xác định tội danh

Căn cứ vào chương XII, BLHS quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trước tiên ta phải khẳng định rằng A phạm tội giết người. Vì hành vi của A co đầy đủ các dấu hiệu pháp lý thỏa mãn của tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS.

– Thứ nhất, hành vi của A là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của M, trực tiếp xâm hại đên quyền được sống của M.

– Thứ hai, chủ thể của tội phạm là chủ thể thường, A có năng lực trách nhiệm hình sự và có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Trước khi thực hiện hành vi, A nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra và tính toán để thực hiện hành vi của mình.

– Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm, hành vi của A là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của M. Do lo sợ M biết được thông tin sẽ tố cáo với cơ quan công an nên đã ép M uống cốc nước có thuốc độc mà hắn đã pha sẵn.

– Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm, A phãm tội với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích là tước đoạt tính mạng của M với động cơ là ngăn cản không cho M đi báo với cơ quan công an về hành vi phạm tội của mình trước đó. A nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Tuy nhiên hành vi giết người của A là hành vi giết người chưa đạt bởi lẽ sau:

Điều 18 BLHS có quy định rõ: “ Phạm tội chư đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngaoif ý muốn của người phạm tội”.

Theo Luật hình sự Việt Nam, có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt:

Dấu hiệu thứ nhất, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Sự bắt đầu này thể hiện ở chỗ người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Đối với trường hợp trên, A đã bắt đầu thực hiện tội phạm bằng cách ép M uống cốc nước có thuốc độc đã chuẩn bị sẵn.

Dấu hiệu thứ hai, người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng về (mặt pháp lí), nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm. Những trường hợp này có thể thuộc một trong các dạng sau: chủ thể chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được “hành vi đi liền trước”; chủ thể thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả; chủ thể đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết; hậu quả thiệt hại tuy xảy ra nhưng không có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan mà chủ thể thực hiện. Xét cụ thể đối với trường hợp của A thuộc vào dạng ba, chủ thể đã thực hiện đươch hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết. A ép M uống cốc nước có thuốc độc nhưng cuối cung thì M vẫn không uống.

Dấu hiệu thứ ba, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những nguyên nhân ngaoif ý muốn của họ. Bản thân người phạm tội muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội phạm không hoàn thành. Cụ thể là A mong muốn M chết nhưng M lại không chết do cảnh giác mà nhất quyết từ chối cốc nước có thuốc độc.

Ta có thể khẳng định giai đoạn phạm tội của A là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, trong đó người phạm tội là A vì những nguyên nhân khách quan (cụ thể ở đây là sự cảnh giác của M mà M nhất quyết từ chối uống cốc nước có thuốc đọc của A) chưa thực hiện các hành vi cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm (A chư thể cho M uống cốc nước có thuốc độc).

2, Xác định tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.

Điều 93 BLHS quy định về tội giết người tại khoản 1 có các tình tiết định khung tăng nặng. Trong trường hợp này, A đã phạm tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm g “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”. Đây là trường hợp giết người mà đọng cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác. Trong trường hợp này, A muốn giết M là để che dấu tội phạm mà hắn đã thực hiện trước đó.

3, Xác định khung hình phạt.

A đã phạm tội thuộc khoản 1 Điều 93 BLHS, tại điểm này quy định khung hình phạt là từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Nhưng như đã nêu ở trên, hành vi của A là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành nên theo quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS: “…Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”, A sẽ không bị áp dụng hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình bởi vì hậu quả chết người chưa xảy ra và không thể coi đó là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng được. Do đó A sẽ được áp dụng hình phạt tù có thời hạn và cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS thì mức hình phạt tối đa mà A phải chịu không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Tham khảo thêm:

1900.0191