Bản sao có chứng thực được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bản sao có chứng thực được không?

Tôi hiện đã mất giấy tờ bản gốc rồi, chỉ còn giữ lại được vài bản sao, giờ Ủy ban nhân dân yêu cầu nộp bản sao có chứng thực còn hiệu lực thì tôi có thể làm thêm vài bản sao chứng thực nữa từ bản sao chứng thực cũ mà tôi đang lưu giữ không? Xin cảm ơn


Luật sư Tư vấn Luật Hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 26 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề sao y bản chính

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

3./ Luật sư tư vấn

 “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.Theo đó, bản chính văn bản được thực hiện chứng thực theo quy định pháp luật như sau:

Căn cứ Khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

” Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

Theo đó, bản chính được chứng thực sao y là những giấy tờ văn bản do cơ quan nhà nước cấp hoặc những giấy tờ, văn bản do cá nhân lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, với bản sao chứng thực, anh/chị không thể thực hiện việc chứng thực sao y bản chính theo quy định pháp luật.

Trường hợp này, anh/chị có thể thực hiện thủ tục xin cấp bản sao từ sổ gốc giấy tờ nêu trên nếu sổ gốc còn lưu lại để sử dụng khi cần thực hiện các thủ tục mà phải có loại giấy tờ này. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc như sau:

Căn cứ Điều 4, 16, 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

  • Thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc:

Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  • Trình tự thực hiện:

– Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính; Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

– Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

Như vậy, anh/chị không thể dùng bản đã được chứng thực sao y bản chính làm bản chính để thực hiện hoạt động chứng thực bản sao y bản chính. Do đó, trường hợp này, khi bản chính đã mất anh/chị có thể làm hồ sơ yêu cầu lcấp bản sao các giấy tờ hợp pháp từ sổ gốc còn lưu giữ để thuận tiện sử dụng về sau.

Với những tư vấn về câu hỏi Bản sao có chứng thực được không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191