Tiêu chí | Hiến pháp 1946 | Hiến pháp 1959 | Hiến pháp 1980 | Hiến pháp 1992 | Hiến pháp 2013 |
Tên gọi | Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà | Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà | Hội đồng nhà nước | Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam | Chủ tịch nước |
Vị trí, tính chất | Là nười đứng đầu nhà nước và Chính phủ, thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về đối nội, đối ngoại. | Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về đối nội, đối ngoại. | Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam. | Là nười đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại. | Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại. |
Nhiệm vụ, quyền hạn | Thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; kí sắc lệnh bổ nhiệm các chức danh trong Chính phủ; không chịu trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc
|
Thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc… | Với tư cách đứng đầu nhà nước và là cơ quan thường trực cao nhất của Quốc hội | Với tư cách người đứng đầu nhà nước | Với tư cách là người đứng đầu nhà nước. Ngoài ra bổ sung thêm một số quyền hạn và nhiệm vụ như: Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô dốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng…Có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. |
Cách thức thành lập | _Chủ tịch nước VNDCCH chọn trong nghị viện nhân dân và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.
_Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu thì theo đa số tương đối. |
_Do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra.
_Là công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch VNDCCH. |
_Hội đồng nhà nước do QH bầu ra trong số các đại biểu QH.
_Thành viên HDNN không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. |
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. | Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. |
Nhiệm kì | _Chủ tịch nước VNDCCH được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.
_Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kì của chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu chủ tịch mới. |
_Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội, trong đó nhiệm kì của quốc hội là 4 năm và có thể kéo dài nếu xảy ra chiến tranh và các sự việc bất thường khác. | _Nhiệm kì của HĐNN theo nhiệm kì của quốc hội, trong đó nhiệm kì của quốc hôi là 5 năm và có thể kéo dài.
_Khi Quốc hội hết nhiệm kì, HĐNN tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra HĐNN mới. |
_Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài nếu gặp trường hợp đặc biệt và phải được 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. | _Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; việc kéo dài không được quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến tranh. |
Tham khảo thêm:
- Khái niệm chế độ bầu cử
- Các nguyên tắc bầu cử
- Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu HĐND theo pháp luật hiện hành
- Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Vị trí, tính chất của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành