_Đảng cộng sản Việt Nam: là thiết chế duy nhất giữ vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của nhà nước và các tổ chức khác nằm trong hệ thống chính trị.
+Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kì lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
+Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
+Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ; phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất, năng lực giới thiệu vào các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn.
+Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các Đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp, giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
+Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát triển và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc.
_Nhà nước CHXHCN Việt Nam: luôn đứng trung tâm của hệ thống chính trị.
+Nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự và đảm bảo công bằng xã hội.
+Nhà nước là đại diện chính thức của nhân dân, là tổ chức rộng lớn nhất trong xã hội, phạm vi quản lí trên toàn lãnh thổ, đối với mọi công dân; đại diện cho các tầng lớp trong xã hội, nhân dân thực hiện quyền và lợi ích của mình thông qua các cơ quan nhà nước.
+Nhà nước có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có bộ máy quyền lực và có sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của nhà nước.
+Nhà nước có pháp luật, công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà nước là chủ sở hữu lớn trong xã hội, có đủ điều kiện và sức mạnh vật chất để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quản lí đất nước và xã hội, đồng thời nhà nước còn có thể bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện các hoạt động của mình.
_Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội khác: là những tổ chức hợp pháp được tổ chức ra để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị tuỳ theo tính chất, mục đích nhằm bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân.
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỉ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và nhà nước.
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội là cơ sở chính trị của nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và HĐND, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước; thực hiện vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lơp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân…
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở.
Tham khảo thêm:
- Nội dung và tác động của chính sách tiền tệ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay
- So sánh cơ sở kinh tế-xã hội của nhà nước phong kiến Phương Đông và Phương Tây
- Những nguyên tắc cơ bản của Mác – Lê Nin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và sự vận dụng những nguyên tắc này của Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp
- Đặc điểm của đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam
- So sánh các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
- Nội dung, ý nghĩa quyền dân tộc cơ bản theo Hiến pháp hiện hành
- Bản chất nhà nước theo Hiến pháp hiện hành