_Nguyên tắc hoạt động: tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
_Hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thể hiện thông qua các phiên họp, hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, các phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên.
_Hoạt động chủ yếu:
+Công bố và chủ trì việc bầu cử Quốc hội.
+Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kì họp Quốc hội.
+Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
+Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao; đình chỉ thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và đề nghị Quốc hội bãi bỏ; bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Giám sát hoạt động của HĐND; đình chỉ thi hành các văn bản của HĐND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và đề nghị Quốc hội bãi bỏ, bãi bỏ các văn bản của HĐND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trái pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giải tán HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu cần thiết.
+Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc địa phương…
+Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội…
Tham khảo thêm:
- Khái niệm chế độ bầu cử
- Các nguyên tắc bầu cử
- Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu HĐND theo pháp luật hiện hành
- Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Vị trí, tính chất của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành