Mối quan hệ giữa Quốc hội với Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành

_Về trật tự hình thành:

+Quốc hội thành lập ra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao do Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kì của Viện trưởng VKSND tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội.

+Quốc hội có quyền quy định về tổ chức và hoạt động của VKSND tối cao.

_Về quá trình hoạt động:

+Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, nếu trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

+Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng VKSND tối cao.

+Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ thi hành các văn bản của VKSND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; bãi bỏ các văn bản trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

+Viện kiểm sát nhân dân có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban tường vụ Quốc hội.

_Về lĩnh vực kiểm tra, giám sát:

+Quốc hội có quyền thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, xét báo cáo của VKSND tối cao.

+Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của VKSND tối cao. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Viện trưởng VKSND tối cao. Viện trưởng VKSND tối cao phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kì họp hoặc tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Tham khảo thêm:

1900.0191