Hoạt động bán hàng đa cấp là hoạt động kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau trong đó người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác nhau từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng. Bản chất của hoạt động kinh doanh đa cấp không xấu tuy nhiên khi về Việt Nam thì hoạt động này ít nhiều biến tướng theo những cách thức khác nhau.
Căn cứ vào quy định của Nghị định 42/2014/NĐ- CP thì các hàng hóa được phép kinh doanh vào loại hình đa cấp là các loại hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm , hạn chế kinh doanh, cấm lưu thông hoặc tạm ngừng lưu thông; các loại hàng hóa là thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất nguy hiểm,…
Những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp:
– Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
– Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
– Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
– Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;
– Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
– Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
– Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;
– Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về một trong các nội dung quy định phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;
– Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định ;
– Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên
– Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 26 Nghị định 42/2014/NĐ-CP;
– Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;
– Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm được quy định
…
Đối với cá nhân khi tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp phải theo trình tự , thủ tục nhất định; phải được ký kết với Doanh nghiệp hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, được tham gia đào tạo, cấp chứng chỉ và được cấp thẻ thành viên. Khi giới thiệu hàng hóa hoặc tiếp thị bán hàng, người tham gia bán hàng đa cấp phải xuất trình Thẻ thành viên đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác theo quy định.
Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 10 ngày làm việc. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Quy định về mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp.
Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 42/2014/NĐ- CP :
“ 1. Khi người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp đó, bao gồm cả hàng hóa được bán theo chương trình khuyến mại.
- Điều kiện mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp:a) Hàng hóa còn hạn sử dụng;b) Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn;c) Yêu cầu mua lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp nhận hàng.
- Trong trường hợp phải mua lại hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm:a) Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó nếu không có căn cứ để khấu trừ theo quy định tại Điểm b Khoản này;b) Hoàn lại tổng số tiền sau khi đã trừ đi các chi phí quản lý, tái lưu kho và chi phí hành chính khác nhưng không thấp hơn 90% khoản tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó.
- Khi hoàn lại tiền theo quy định tại Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua hàng hóa đó.
- Sau khi hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”
Như vậy, nếu người tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và hàng hóa đủ điều kiện mua lại theo quy định thì có quyền yêu cầu Doanh nghiệp mua lại hàng hóa, sản phẩm đó trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Tham khảo thêm: