Mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2015 và mục tiêu 2016.

Mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2015 và mục tiêu 2016.

    Theo Dantri.com thì mức tăng trưởng GDP  năm 2015 đạt 6,68%, cao nhất trong 5 năm, quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt gần 4,2 triệu tỷ đồng. Theo đó, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 45,7 triệu đồng/người, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Số liệu này đã được Tổng cục Thống kê chính thức công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2015 công bố.

Tăng trưởng của khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,41% (đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64% (đóng góp 3,2 điểm phần trăm) và khu vực dịch vụ tăng 6,33% (đóng góp 2,43 điểm phần trăm).

Cơ quan thống kê nhận định, mặc dù nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (cơ cấu tương ứng của năm 2014 là 17,7%; 33,21%; 39,04%)

Cũng theo số liệu công bố, quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4.192.900 tỷ đồng. Theo đó, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 45,7 triệu đồng/người, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.

Xét về góc độ sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với năm trước, tích luỹ tài sản tăng 9,04%, chênh lệch xuất – nhập khẩu hàng hoá dịch vụ làm giảm 8,62% của mức tăng trưởng chung.

Qua số liệu đã công bố cho thấy năm 2015 mức độ tăng trưởng được coi là điểm nhấn cho nền kinh tế thể hiện sự phát triển và đẩy mạnh mức sống của Việt Nam ngày càng rõ rệt. Từ đó , có thể hướng tới và kỳ vọng trong năm 2016 về mức độ tăng trưởng cao hơn khi năm 2016 đánh dấu bước ngoặt cho sự hội nhập, hợp tác mở của và phát triển của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, mục tiêu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.750 USD và năm 2016 khoảng 2.450 USD; ngược lại, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) giảm xuống còn 4,8% GDP, trong khi năm 2016 là 4,95%. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm và năm 2016 bằng khoảng 31% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) đến năm 2020 giảm xuống còn 4,8% GDP, năm 2016 là 4,95%. Năng suất lao động xã hội tăng 4-5%/năm, tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm, năm 2016 giảm 1,5%. Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38-40%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2016 tăng dưới 5%.

Mục tiêu đặt ra cho năm 2035 là GDP bình quân đầu người đạt tối thiểu 18.000 USD, gần tương đương với mức của Malaysia năm 2010. Con số này có thể đạt 22.200 USD nếu tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 7%.

Đó là những mục tiêu trong và dài hạn đặt ra đối với đất nước trong năm 2016 và những năm tiếp theo. Điều này đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực của Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân cùng phát triển đồng thời đẩy lùi những hạn chế về tham nhũng, lạm phát, tiêu cực,… và duy trì sự ổn định về mặt chính trị, an ninh. Đó là thách thức và khó khăn đối với Việt Nam. Và cũng cần có sự cải cách và đổi mới nhất định đối với nền kinh tế trong và ngoài nước, giảm bớt thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu ra nước ngoài và thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Cần có một cơ chế rõ ràng và được kiểm soát một cách chặt chẽ.

                                                                                                     Nguồn Dantri.com

Tham khảo thêm:

1900.0191