TỘI CỐ Ý TRUYỀN HIV CHO NGƯỜI KHÁC ( ĐIỀU 118)
Cố ý truyền HIV cho người khác là hành vi của một người không bị nhiễm HIV nhưng đã cố ý truyền HIV từ người này sang người khác.
CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM
Điều luật chỉ quy định người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật hình sự thì thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điều 118 của Bộ luật hình sự, nhưng xem xét một cách cụ thể chúng ta thấy giữa tội lây truyền HIV cho người khác với tội truyền HIV cho người khác không chỉ khác nhau về tư cách chủ thể mà còn khác nhau ở cả hành vi phạm tội. Những điểm khác nhau đó là :
– Nếu ở Điều 117 có tên tội danh là “lây truyền…” thì ở Điều 118 tên tội danh là “truyền”, không có từ “lây” chứng tỏ chỉ có người bị nhiễm HIV thì mới lây cho người khác được ( lây bệnh cho người khác); “lây truyền” tức là truyền bệnh từ cơ thể của mình sang cơ thể của người khác, còn “truyền” không bao hàm nội dung của khái niệm “lây” nó chỉ có nghĩa là truyền tải vi rút HIV từ cơ thể người có bệnh sang người chưa bị nhiễm bệnh.
– Hành vi truyền HIV cho người khác nguy hiểm hơn nhiều so với hành vi lây truyền HIV cho người khác nên nhà làm luật coi hành vi truyền HIV là hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, còn hành vi lây truyền HIV nhà làm luật chỉ coi là hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng.
– Nếu ở Điều 117 chủ thể của tội phạm nhất thiết phải là người bị nhiễm HIV, thì ở Điều 118 chủ thể của tội phạm tội có thể là người bị nhiễm HIV nhưng chủ yếu là người không bị nhiễm HIV, nếu là người bị nhiễm HIV thì vi rút HIV mà họ truyền cho người khác không phải vi rút HIV trong cơ thể của họ mà vi rút từ cơ thể của người khác. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa hai tội này và cũng vị vậy mà điều luật chỉ dùng động từ “truyền” mà không dùng động từ “lây truyền”. Theo từ điển tiếng Việt thì “lây” là truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác, nên khi nói lây HIV cho người khác cũng có nghĩa là truyền HIV từ cơ thể mình sang cơ thể người khác rồi.
Người bị hại (nạn nhân) là người đã bị truyền HIV là người có hành vi truyền HIV cho họ đã cấu thành tội phạm này rồi, không cần biết người bị hại có bị nhiễm HIV hay không. Nếu người bị hại không bị nhiễm HIV thì hành vi phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
- Cố ý truyền HIV cho một người và không thuọc trường hợp quy định tại từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều 118 Bộ luật hình sự ( khoản 1 Điều 118)
Đây là trường hợp chỉ có một người bị người khác truyền HIV, người bị truyền HIV có thể bị nhiễm HIV do bị truyền những cũng có thể không bị nhiễm, nhưng người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 118 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm tù, là tội phạm rất nghiêm trọng. Do đó, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ cũng chỉ nên áp dụng mức hình phạt thấp nhất của khung hình phạt không nên áp dụng dưới mức thấp nhất, đặc biệt không nên chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn.
- Phạm tội có tổ chức ( điểm a khoản 2 Điều 118)
Cũng giống như trường hợp phạm tội có tổ chức trong các tội phạm khác, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện hành vi cố ý truyền HIV vào cơ thể người khác, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
Khi xác định trường hợp phạm tội này cần chú ý phân biệt với trường hợp đồng phạm thông thường có từ hai hoặc nhiều người cùng cố ý truyền HIV cho người khác nhưng không có sự bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau; không có phân công vai trò của mỗi người, không vạch kế hoạch và không có người cầm đầu.
- Phạm tội đối với nhiều người ( điểm b khoản 2 Điều 118)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội qua định tại điểm a khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự, chỉ khác nhau ở chỗ người phạm tội trong trường hợp này không phải là người lây truyền HIV trong cơ thể mình đã bị nhiễm cho người khác mà là truyền HIV của người khác cho nhiều người khác. Ví dụ: A biết B bị nhiễm HIV. Vì là con nghiện nên nhiều lần A xin tiền của C và D mua ma tuý để tiêm chích nhưng C và D không cho, A tìm cách trả thù C và D. Một hôm A đang chích ma tuý cho B thì C và D đến. B thấy C và D đến và cũng là bạn tiêm chích ma tuý với B nhiều lần, nên B nói với C và D: “có chích thì bảo A nó chích cho, ma tuý tao mua còn đấy”. Nghe B nói vậy, C và D đồng ý, lợi dụng cơ hội này A đã dùng kim tiêm và xi lanh đã chích ma tuý cho B để chích ma tuý cho C và D với ý định làm cho C và D bị nhiễm HIV từ cơ thể của B.
- Phạm tội đối với người chưa thành niên ( điẻm c khoản 2 Điều 118)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự, chỉ khác nhau ở chỗ người phạm tội trong trường hợp này không phải là người lây truyền HIV trong cơ thể mình đã bị nhiễm cho người khác mà là truyền HIV của người khác cho người chưa thành niên. Ví dụ: H và K đều mới 17 tuổi là học sinh lớp 11, nhưng cả hai đều nghiện ma tuý và đều yêu T bạn học cùng lớp. H biết anh trai mình là B đã bị nhiễm HIV vì tiêm chích ma tuý. Một hôm H dang chích ma tuý cho B thì K đến nhà chơi, vì muốn trả thù K nên H nói với K: “có làm một tý không ?”. Đang lên cơn nghiện nên K đồng ý để cho H dùng kim và xi lanh vừa chích ma tuý cho anh mình để chích ma tuý cho K với mong muốn K sẽ bị nhiễm HIV như anh mình.
- Phạm tội đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân ( điểm d khoản 2 Điều 118)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự, chỉ khác nhau ở chỗ người phạm tội trong trường hợp này không phải là người lây truyền HIV trong cơ thể mình đã bị nhiễm cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ vủa nạn nhân mà là truyền HIV của người khác cho người người thi hành công vụ.
- Lợi dụng nghề nghiệp để phạm tội ( điểm đ khoản 2 Điều 118)
Lợi dụng nghề nghiệp để cố ý truyền HIV cho người khác là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình mà nghề đó có khả năng, điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi cố ý truyền HIV cho người khác như lợi dụng việc chữa bệnh cho nạn nhân để truyền HIV cho người mà mình chữa bệnh. Ví dụ: Vũ Thị C là y tá Trung tâm cai nghiện. C biết H là người bị nhiễm HIV. Do có mâu thuẫn với K là người yêu cũ cũng bị đưa vào trung tâm cai nghiện, nên C có ý định trả thù K. Một lần Vũ Thị C được phân công trực, thấy K và H đều bị lên cơn sốt, theo chỉ định của bác sỹ điều trị, K và H đều phải tiêm thuốc giảm sốt. Lợi dụng cơ hội này, Vũ Thị C đã dùng kim tiêm và xi lanh tiêm thuốc cho H đẻ tiêm thuốc cho K với ý định để K cũng bị nhiễm HIV.
Phạm tội thuộc các trường hợp: có tổ chức; đối với nhiều người; đối với người chưa thành niên; đối với người thi hành công vụ oặc vì lý do công vụ của nạn nhân; lợi dụng nghề nghiệp để phạm tội thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 118 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ mười năm đến hai mươi năm tù hoặc tù chung thân. đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên khi xét xử Toà án cân nhắc tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để áp dụng một mức hình phạt cụ thể hco tương xứng với tội phạm do bị cáo gây ra. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, chưa gây ra hậu quả ( người bị truyền HIV chưa bị nhiễm HIV) thì có thể áp dụng mức hình phạt dưới mức mười năm tù. nếu người phạm tội tập trung nhièu tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 118 Bộ luật hình sự lại có nhiều tình tiét tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, hậu quả gây ra làm người bị truyên HIV nhiễm HIV và không có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì phải áp dụng hình phạt cao trong khung hình phạt ( hai mươi năm hoặc tù chung thân).
Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị cấm đảmm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ một năm đến năm năm the khoản 3 Điều 118 Bộ luật hình sự.
Tham khảo thêm:
- Phân tích Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
- Phân tích Tội làm nhục người khác
- Phân tích Tội vu khống
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội là gì
- Đặc điểm chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu
- Phân tích yếu tố lỗi trong hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Phân tích Khách thể của tội phạm
- Những đặc điểm cơ bản của các tội xâm phạm sở hữu
- Phân tích Tội cướp tài sản