Vị trí, tính chất, chức năng, trật tự hình thành của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành

_Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vì:

+Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân dưới hình thức bỏ phiếu kín.Kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân được sự phê chuẩn của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Đối với kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

+Uỷ ban nhân dân là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND, biến những quy định trong các nghị quyết đó thành hiện thực.

+Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp.

_Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

+Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất, được coi là chức năng của Uỷ ban nhân dân.

+Hoạt động quản lí của uỷ ban nhân dân mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội…đối với mọi đối tượng.

+Hoạt động quản lí của uỷ ban nhân dân mang tính thống nhất; chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương đó.

          Chức năng của uỷ ban nhân dân: Quản lí nhà nước, vì quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của uỷ ban nhân dân.

          Trật tự hình thành cuả uỷ ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân dưới hình thức bỏ phiếu kín.Kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân được sự phê chuẩn của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Đối với kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Tham khảo thêm:

1900.0191