Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, được nhân dân địa phương bầu, miễn nhiễm, bãi nhiệm theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
_Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vì:
+Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương như kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước, thành lập Uỷ ban nhân dân ở địa phương.
+Đảm bảo việc thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương.
+Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, TAND và VKSND cùng cấp.
_Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, vì:
+Hội đồng nhân dân được nhân dân địa phương bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo nguyên tắc bầu cử.
+Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương.
+Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm vfa báo cáo công tác trước cử tri.
Tham khảo thêm:
- Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Vị trí, tính chất, chức năng, trật tự hình thành của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Các hình thức hoạt động của UBND theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa HĐND với UBND cùng cấp theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của TAND theo pháp luật hiện hành
- Chức năng, nhiệm vụ của TAND theo pháp luật hiện hành
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành