Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
_Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam:
+Chính phủ can thiệp về thiết lập hành chính, lãnh thổ bằng cách đề nghị Quốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Chính phủ thiết lập bộ máy hành chính nhà nước nhưng do Quốc hội quyết định.
+Chính phủ là cơ quan quản lí nền hành chính quốc gia.
+Chính phủ quản lí các ngành của nền kinh tế quốc dân; đảm bảo và bảo vệ quyền con người và quyền công dân.
+Phạm vi quản lí có hiệu lực trên toàn quốc.
_Chính phủ thực hiện quyền hành pháp:
+Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế- xã hội, dự thảo luật trình Quốc hội.
+Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể thuộc thẩm quyền; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành.
+Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội.
_Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội:
+Chính phủ do Quốc hội bầu ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới.
+Những văn bản do Quốc hội ban hành, Chính phủ phải chịu trách nhiệm cụ thể hoá và triển khai thành hiện thực.
+Quốc hội giám sát các hoạt động của Chính phủ để đảm bảo Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của mình 1 cách nghiêm túc…
Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới.
Tham khảo thêm:
- Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Vị trí, tính chất, chức năng, trật tự hình thành của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Các hình thức hoạt động của UBND theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa HĐND với UBND cùng cấp theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của TAND theo pháp luật hiện hành
- Chức năng, nhiệm vụ của TAND theo pháp luật hiện hành
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành