Công ty A phải làm sao để lấy lại số tiền được thi hành án

Công ty A phải làm sao để lấy lại số tiền được thi hành án

 

 

Công ty A có tranh chấp 01 hợp đồng mua bán với công ty B và được tòa án buộc công ty B phải thanh toán lại số tiền 52 triệu đồng. Đã chuyển bản án qua cơ quan thi hành án và làm yêu cầu thi hành án. Xin hỏi: Sau thời gian xác minh tài sản của công ty B, thì hầu hết tài sản đã thế chấp ngân hàng và mặt bằng của công ty B là thuê lại của người khác. Hiện công ty B vẫn đang hoạt động bình thường. Trong trường hợp này thì phía công ty A phải làm sao đề lấy lại số tiền trên? Công ty A có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phong tỏa tài khoản giao dịch của công ty B không?

 

Gửi bởi: Lê Anh Tuấn

Trả lời có tính chất tham khảo

Trong trường hợp này, nếu công ty B có tiền trong tài khoản thì công ty A có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án phong tỏa tài khoản của công ty B và áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của công ty B để thi hành án theo quy định tại Điều 67 và Điều 76 Luật Thi hành án dân sự.

Trường hợp tai khỏan của công ty B không có tiền, nhưng theo bạn nêu thì sau thời gian xác minh tài sản của công ty B, hầu hết tài sản đã thế chấp ngân hàng và mặt bằng của công ty B là thuê lại của người khác. Như vậy, công ty B có tài sản không thế chấp, do đó công ty A có quyền đề nghị Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản không thế chấp của công ty B để thi hành án.

Nếu tài sản không thế chấp này có giá trị không đáng kể hoặc thuộc diện tài sản không được kê biên, thì công ty A có thể đề nghị Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của công ty B đã thế chấp để thi hành án. Việc kê biên tài sản đang thế chấp phải đáp ứng điều kiện và thực hiện theo quy định tài Điều 90 Luật Thi hành án dân sự, như sau: Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.

Các văn bản liên quan:

Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự

Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục THADS

Tham khảo thêm:

1900.0191