Ông A có vay Ngân hàng 400.000.000 đồng bằng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất có diện tích 500 m2 và nhà ở. Theo tạm tính của Chấp hành viên thì giá trị toàn bộ tài sản thế chấp có giá trị 01 tỷ đồng (tài sản có thể tách rời không giảm giá trị). Hỏi: Chấp hành viên có quyền kê biên toàn bộ tài sản thế chấp hay chỉ kê biên một phần tài sản tương xứng với nghĩa vụ phải trả nợ vay.
Gửi bởi: Trần Tuấn Cường
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự thì Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.
Do vậy, ông A vay Ngân hàng 400.000.000 đồng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất diện tích 500 m2 và nhà ở. Theo tạm tính của Chấp hành viên thì giá trị toàn bộ tài sản thế chấp có giá trị 01 tỷ đồng (tài sản có thể tách rời không giảm giá trị). thì Chấp hành viên chỉ kê biên phần tài sản tương xứng với nghĩa vụ phải trả nợ vay theo bản án và chi phí về thi hành án mà người phải thi hành án phải chịu.
Các văn bản liên quan:
Nghị định 58/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục Thi hành án dân sự
Tham khảo thêm: