Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Con chung con riêng thì chia di sản như thế nào?
Chúng tôi là những người đã tan vỡ trong hôn nhân 1 lần tìm được nhau và coi nhau là chỗ dựa, anh ấy đã có 2 con riêng và tôi cũng có 1 con riêng, sau khi kết hôn chúng tôi còn có thêm 1 con chung nữa, như vậy tôi muốn hỏi nếu sau này chúng tôi mất đi thì việc chia di sản của chúng tôi để lại cho các con sẽ được tính như thế nào, có phân biệt gì không?
Luật sư Tư vấn Con chung con riêng thì chia di sản như thế nào – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 19 tháng 12 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
3./ Luật sư trả lời
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Như vậy, cá nhân có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với trường hợp hưởng thừa kế theo di chúc, pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản trong việc định đoạt tài sản của mình. Do vậy, trừ những trường hợp pháp luật quy định về việc hưởng di sản thừa kế không theo nội dung di chúc, thì việc phân chia di sản được thực hiện theo di chúc của người đã chết. Do đó, việc hưởng di sản của con chung, con riêng trong trường hợp chia thừa kế theo di chúc sẽ phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về viêc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của con chung và con riêng, mà chỉ quy định về quyền được hưởng di sản thừa kế ngang nhau giữa con đẻ và con nuôi. Do đó, trên cơ sở đó, khi vợ chồng làm thủ tục nhận nuôi con riêng của vợ hoặc chồng thì quyền hưởng di sản thừa kế giữa con riêng và con chung theo pháp luật là như nhau.
Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ của cha mẹ với con riêng của vợ hoặc chồng như sau: “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: