Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đã làm 11 năm thì có được bảo hiểm thất nghiệp?
Tôi đã đi làm hợp đồng tại công trường được 11 năm rồi, tôi đóng bảo hiểm đầy đủ nay do sức khỏe yếu nên tôi muốn xin nghỉ việc để phục hồi sức khỏe, nếu có thể sẽ tìm công việc khác, như vậy thì liệu tôi có được bảo hiểm thất nghiệp không và tôi cần làm gì để lấy được bảo hiểm?
Luật sư Tư vấn Đã làm 11 năm thì có được bảo hiểm thất nghiệp – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 03 tháng 01 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Luật Việc làm 2013
3./ Luật sư trả lời
Theo quy định tại Luật Việc làm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, căn cứ Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 44 Luật Việc làm 2013 quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động cho người lao động như sau:
“Điều 44. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
3. Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.”
Như vậy, Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ trước đến nay thì kể từ thời điểm 01/01/2009 việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp được pháp luật quy định bắt buộc. Theo đó, trong trường hợp người lao động đã làm việc 11 năm, đến thời điểm hiện tại, người lao động phải được người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, khi nghỉ việc, căn cứ quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật thì sẽ được giải quyết các chế độ, quyền lợi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: