Cháu Hoa (sinh năm 2005) là con nuôi hợp pháp của bà Lan, đồng thời cũng là con đẻ của em gái bà Lan. Bà Lan không có chồng, chỉ có duy nhất cháu là con nuôi. Bố mẹ đẻ bà Lan đều đã mất. Bà Lan có 1 người chị và 2 người em ruột. Vậy khi bà Lan mất đi ai sẽ là người giám hộ hợp pháp đương nhiên của cháu Hoa?
Gửi bởi: Trần Thị Kim Liên
Trả lời có tính chất tham khảo
Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 quy định về người giám hộ đương nhiên như sau: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
– Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
– Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
Đối chiếu với trường hợp này, khi bà Lan mất thì người giám hộ đương nhiên của cháu Hoa trong trường hợp này có thể là một trong chị em ruột của bà Lan. Ngoài ra, người giám hộ cho cháu Hoa phải đáp ứng các điều kiện của người giám hộ theo quy định tại điều 60 Bộ luật dân sự 2005, bao gồm:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
– Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Các văn bản liên quan:
Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự
Tham khảo thêm: