Phó giám đốc có quyền sa thải công nhân không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Phó giám đốc có quyền sa thải công nhân không?

Xin chào Công ty Luật,

Tôi đã làm việc ở một chi nhánh của một công ty phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được 3 năm, dạo gần đây do có sự bất đồng quan điểm nên tôi có xích mích với phó giám đốc chi nhánh này và bị anh ta tỏ thái độ rõ ràng chèn ép không muốn cho tôi tiếp tục làm việc, thường xuyên kiếm cớ chỉ trích bêu xấu tôi trước mặt các đồng nghiệp, vì thế tôi muốn hỏi là Phó giám đốc thì có quyền để sa thải nhân viên, công nhân của công ty hay không, mong nhận được câu trả lời của công ty luật sớm nhất.

Phó giám đốc có quyền sa thải công nhân không?
Phó giám đốc có quyền sa thải công nhân không?

Luật sư Tư vấn Phó giám đốc có quyền sa thải công nhân không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 24 tháng 11 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật lao động 2012.

Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động quy định về thẩm quyền ra quyết định sa thải người lao động như sau:

“4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.”

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định bao gồm:

– Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;

– Chủ hộ gia đình;

– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Như vậy, trong trường hợp Phó giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại điều lệ của doanh nghiệp thì phó giám đốc có quyền ra quyết định sa thải người lao động, nếu không phải người đại diện theo pháp luật mà được ủy quyền thì phó giám đốc cũng không được quyền ra quyết định sa thải người lao động theo quy định pháp luật nêu trên.

Bên cạnh đó, việc sa thải người lao động chỉ áp dụng với những trường hợp theo pháp luật quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động như sau:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Trong trường hợp thuộc trường hợp áp dụng hình thức kỉ luật sa thải thì việc sa thải phải được tiến hành theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được phần nào nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191