Thi hành án: có phải là cấp trên của phúc thẩm?

Thi hành án: có phải là cấp trên của phúc thẩm?

 


“Thi hành án có phải là một cấp trên phúc thẩm?”. Đây là bức xúc chung của nhiều người dân đã được các thành viên Ban pháp chế HĐND TP.HCM đem chất vấn lãnh đạo Phòng Thi hành án TP.HCM trong cuộc làm việc sáng 10-11-2004.

 

Gửi bởi: Tran Van B

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo qui định, bản án có hiệu lực sẽ phải được thi hành nhưng thực tế quyền lợi của đương sự có thật sự được bảo đảm hay không lại phụ thuộc vào quyết định của cơ quan thi hành án. Tình trạng bản án không được thi hành hoặc kéo dài diễn ra thường xuyên. Làm cách nào để hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu đương sự của chấp hành viên?

Ông Lương Vĩnh Phúc, trưởng Phòng Thi hành án TP, thừa nhận những bức xúc được Ban pháp chế nêu ra là có. Theo ông Phúc, cốt lõi của việc thi hành án là án phải có điều kiện thi hành (tức người bị thi hành án có tài sản) thì cơ quan thi hành án mới có thể thi hành được.

Hiện TP.HCM còn tồn 55.222 vụ án chưa được thi hành, phần lớn đều rơi vào trường hợp chưa có điều kiện thi hành. Trong một năm qua Phòng Thi hành án TP.HCM đã thi hành được 724 tỉ đồng (trên tổng số 1.513 tỉ đồng có điều kiện thi hành).

Trả lời bởi: MOJ Admin

Tham khảo thêm:

1900.0191