Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Các trường hợp phải yêu cầu tòa án chia thừa kế?
Gia đình tôi đã có di chúc của bà tôi để lại về quyền sử dụng đất một căn nhà lớn, trong đó đã phân định rõ phần của từng người, nhưng mọi người không nhất trí với di chúc này thì chúng tôi có thể yêu cầu tòa án phân chia thừa kế theo pháp luật được không, các trường hợp nào có thể yêu cầu tòa án như thế?
Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 25 tháng 03 năm 2018
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề trường hợp Tòa án chia thừa kế
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Các tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định pháp luật của Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền được hưởng di sản thừa kế của người khác để lại theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật.
Theo đó, các cá nhân đều có quyền được hưởng di sản thừa kế. Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế khi có yêu cầu.
Do đó, thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp về thừa kế không phải thẩm quyền đương nhiên và không bắt buộc mà do các cá nhận lựa chọn.
Các trường hợp yêu cầu Tòa án chia thừa kế như:
- Các đồng thừa kế có tranh chấp về hàng thừa kế, di sản thừa kế, lập đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp trong thừa kế.
- Sai về kết cấu hình thức của di chúc, thì những người thừa kế, hoặc những người có liên quan có thể yêu cầu phân chia di sản thừa kế
- Việc chia di sản không đồng đều, không đúng với số tài sản mà người thừa kế đáng được nhận theo hàng thừa kế. Trong trường hợp này, người thừa kế có thể lập đơn yêu cầu tòa án phân chia lại di sản theo pháp luật.
- Trường hợp khi di sản đã được chia, thời hiệu yêu cầu chia thừa kế vẫn còn mà xuất hiện bên thứ ba có liên quan, đồng thừa kế có thể yêu cầu tòa án giải quyết phân chia lại thừa kế.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: