Đào ngũ xong có thể tái ngũ lại không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đào ngũ xong có thể tái ngũ lại không?

Công dân khi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc tham gia quân ngũ đã đào ngũ vì lý do cá nhân, đã bị xử phạt và đã chấp hành xong, không còn vướng mắc gì cả thì sau đó có thể nhập ngũ lại không, liệu có chế tài gì không?


Luật sư Tư vấn Luật Nghĩa vụ quân sự – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 04 tháng 04 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề đào ngũ xong có thể tái ngũ

  • Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
  • Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

3./ Luật sư tư vấn

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân. Pháp luật nghiêm cấm đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi đủ điều kiện được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Khi có hành vi đào ngũ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.”

Trường hợp người có hành vi đào ngũ gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đào ngũ theo quy định pháp luật như sau:

Điều 402. Tội đào ngũ

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, trường hợp quân nhân đào ngũ không gây hậu quả nghiêm trọng và bị xử lý hành chính theo quy định, người đó sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự. Theo đó, trường hợp này, công dân đào ngũ được tái ngũ.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191