Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Sử dụng dấu công ty đóng thỏa thuận cá nhân có vi phạm pháp luật?
Tôi là giám đốc một công ty cổ phần, do công ty làm ăn không hiệu quả nên tôi đã phải nhờ rất nhiều tới những đơn vị hỗ trợ tài chính, hôm trước khi vay tiền cá nhân tôi đã dùng con dấu đóng vào, cốt yếu để trông cho có giá trị thôi, nhưng giờ nghĩ lại thì thấy hơi lo lắng, do trong hội đồng quản trị còn 3 người nữa, họ không hề biết gì về văn bản và nội dung vay đó cả, như vậy liệu tôi làm thế có phải là vi phạm pháp luật, có khi nào họ có thể kiện tôi không?
Luật sư Tư vấn Sử dụng dấu công ty đóng thỏa thuận cá nhân có vi phạm pháp luật – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 18 tháng 01 năm 2018
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sụng 2017;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
3./ Luật sư trả lời
Từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, việc quản lý về con dấu doanh nghiệp đã được nhà nước nới lỏng và chủ yếu giao quyền quản lý con dấu này cho chính doanh nghiệp sử dụng. Cụ thể, theo Điều 44.3 Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc quản lý, sử dụng và lưu trữ con dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Các văn bản pháp luật hiện hành cũng chỉ quy định về số lượng, hình thức, nội dung và thông báo công khai mẫu dấu chứ không quy định cụ thể về việc quản lý nội bộ con dấu.
Tại Việt Nam, con dấu được xem là biểu tượng thể hiện vị trí pháp lý của tổ chức, doanh nghiêp. Đằng sau mỗi hợp đồng được đóng dấu của doanh nghiệp được đảm bảo bằng uy tín, danh dự và vốn điều lệ của công ty và mỗi doanh nghiệp có trách nhiệm tự quản lý con dấu của mình.
Việc sử dụng dấu công ty đóng vào thỏa thuận cá nhân sẽ khiến công ty có con dấu được đóng phát sinh trách nhiệm pháp lý với tài sản.
Trong trường hợp xảy ra thiệt hại, người sử dụng dấu công ty đóng vào thỏa thuận cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng về hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu hành vi đủ cấu thành tội phạm thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản theo quy định tại Điều 177 Bộ luật hình sự dưới đây:
“Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản
1.Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vậthoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóanếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Ngoài ra, do con dấu thuộc phạm vi quản lý của công ty nên người dùng dấu của công ty đóng vào thỏa thuận cá nhân sẽ phải chịu các hình thức xử phạt theo quy định của công ty.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: