Hợp đồng đặt cọc có thể là phụ lục của Hợp đồng Kinh tế không?

Hợp đồng đặt cọc có thể là phụ lục của Hợp đồng Kinh tế không?

Hợp đồng đặt cọc không thể là phụ lục của HĐ kinh tế.

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể, biện pháp này được quy định chi tiết tại Điều 328:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đặt cọc được đặt ra nhằm bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, nên về mục đích không giống mục đích của việc bổ sung thêm phụ lục kèm theo hợp đồng. Ngoài ra, biện pháp bảo đảm có bản chất của hợp đồng dân sự. Do đó, trên thực tế biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó thường được ghi nhận dưới hình thức là một hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng này không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng phát sinh nghĩa vụ được bảo đảm. Điều này được minh chứng qua khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo quy định trên, hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không phải là hợp đồng phụ của hợp đồng phát sinh nghĩa vụ được bảo đảm. Đồng thời, trường hợp nghĩa vụ kèm theo biện pháp bảo đảm đó vô hiệu thì biện pháp bảo đảm chưa chắc đã vô hiệu. Quy định này khác với quy định về phụ lục hợp đồng. Bởi nếu hợp đồng vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng vô hiệu theo.

Hơn thế nữa, đặt cọc là biện pháp bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng và do đó hợp đồng đặt cọc sẽ hết hiệu lực vào thời điểm các bên hoàn thành việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Đối với trường hợp đặt cọc để đảm bảo giao kết hợp đồng, thời điểm hợp đồng được giao kết cũng chính là thời điểm tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Vậy hợp đồng đặt cọc chấm dứt hiệu lực trong khi hợp đồng kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực. Nếu coi hợp đồng đặt cọc là một phụ lục của hợp đồng kinh tế thì lúc này không thể đáp ứng được quy định “phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng”.

Tham khảo thêm:

1900.0191